Nhiều người có tính cách lạnh lùng thường có sức hút đặc biệt với đối phương. Tuy nhiên, lạnh lùng là gì? Vì sao nhiều người lại có tính cách lạnh lùng? Trầm cảm và lạnh lùng có phải là một? Cùng tìm hiểu sâu hơn về tính cách này trong bài viết sau đây nhé.
Contents
1. Tìm hiểu lạnh lùng là gì?
Lạnh lùng được hiểu là lạnh nhạt, không quan tâm nhiều đến những chuyện buồn vui xung quanh mình. Cảm xúc của những người lạnh lùng thường ổn định, họ thờ ơ và không quá mẫn cảm với chuyện vui hay nỗi buồn.
Có nhiều trường hợp người lạnh lùng bị đánh giá là vô cảm. Tuy nhiên, vẫn có những người lạnh lùng nhưng bên trong lại ấm và tử tế. Người lạnh lùng ít khi biểu hiện cảm xúc, không tỏ rõ vui buồn nên rất khó đoán những người có tính cách này.
Lạnh lùng là lạnh nhạt, không quan tâm nhiều đến những chuyện buồn vui xung quanh mình
2. Vì sao nhiều người lại có tính cách lạnh lùng?
Theo các chuyên gia tâm lý học, tính cách lạnh lùng có thể gắn liền với một người từ nhỏ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp do nguyên nhân khách quan nên người ta mới trở nên lạnh lùng.
Những người sống nội tâm thường có tính cách lạnh lùng
Những người sống hướng nội thường ít nói và ít khi tâm sự với người khác. Bởi ít chia sẻ, khó gần nên dường như họ rất thờ ơ, lạnh lùng với người xung quanh. Những người lạnh lùng thường rất sâu sắc, họ ít khi bộc lộ cảm xúc cá nhân, họ thích lắng nghe và giấu những chuyện buồn vui của bản thân không để người khác biết.
Người lạnh lùng thường quan tâm đến người khác một cách âm thầm. Vì không biểu hiện rõ nên họ bị đánh giá là vô tâm. Tuy nhiên, thực chất tính cách này không hề xấu, nếu thuộc kiểu “trong ấm ngoài lạnh” thì thực chất đây vẫn là những người ấm áp đáng được trân trọng.
Khi chịu quá nhiều tổn thương người ta có thể trở nên lạnh lùng
Nhiều người khi trải qua chuyện buồn hoặc cú shock tột độ sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định về mặt tâm lý. Những biến cố đó có thể khiến họ trở nên thờ ơ với cuộc sống. Thay vì nồng nhiệt, họ chọn cách khép kín, lạnh nhạt và vô tâm với tất cả những người xung quanh.
Khi chịu quá nhiều tổn thương hoặc trải qua cú shock tâm lý, người ta có thể trở nên lạnh lùng
Sau những tổn thương, họ khoác lên người vỏ bọc lạnh lùng để không muốn phải chịu thêm tổn thương nào nữa. Khi những mộng tưởng và cảm xúc nồng nhiệt bị phá vỡ, họ sẽ không đủ tin tưởng ai khác để bước ra vùng an toàn. Tuy nhiên, nếu gặp đúng người đem lại niềm vui cho họ, những người này sẽ dần phá được vỏ bọc lạnh lùng và trở về với tính cách vốn có của họ.
Những người có tính cách lạnh lùng một cách tiêu cực
Nhiều người sống với tâm lý tiêu cực, hằn học cuộc đời cũng có thể dẫn đến tính cách lạnh lùng. Họ vô cảm với mọi người, thờ ơ với những chuyện diễn ra xung quanh mình, không bao giờ giúp đỡ người khác. Về lâu về dài, điều này khiến cuộc sống trở nên buồn tẻ, nhạt nhẽo.
3. Vì sao người lạnh lùng thường thu hút?
Thông thường những người có tính cách lạnh lùng thường thu hút những người xung quanh bởi:
Người lạnh lùng thường rất bí ẩn
Như đã nói ở phần trước đó, người lạnh lùng thường khá lạnh nhạt và ít khi biểu lộ cảm xúc của mình. Do đó, họ cũng rất khó đoán, trong khi đó chúng ta thường tò mò. Sự khó đoán ấy có thể kích thích sự tò mò của những người xung quanh.
Người lạnh lùng thường khá lạnh nhạt và ít khi biểu lộ cảm xúc của mình nên rất khó đoán
Người lạnh lùng thường sâu sắc, chung thủy
Người có tính cách lạnh lùng thường số lý trí, họ biết mình là ai, cần những gì. Vậy nên khi giúp đỡ ai đó, chắc chắn họ sẽ giúp đỡ đến cùng. Ngoài ra, nếu được những người này tin tưởng, họ cũng sẽ là điểm tựa để bạn có thể chia sẻ, mang đến cảm giác an toàn cho bạn. Họ cũng là những người cực chung thủy, tuy không bộc lộ ra bên ngoài nhưng lúc nào cũng âm thầm quan tâm đến người mà mình quý mến.
Những người lạnh lùng rất biết lắng nghe
Một trong những đặc điểm nổi bật của những người lạnh lùng đó là biết lắng nghe. Họ kiệm lời, ít nói nên luôn lắng nghe người khác nhiều hơn. Sau khi thấu hiểu, họ mới đưa ra lời khuyên và giúp đối phương giải quyết vấn đề.
Người lạnh lùng kiệm lời, ít nói nên luôn lắng nghe người khác nhiều hơn
4. Những hiểu lầm thường gặp về người lạnh lùng
Những người hướng ngoại với tính cách hòa đồng, nhiệt tình, sôi nổi được nhiều người yêu quý thì những người lạnh lùng thường bị “chỉ trích” bởi sự “kiêu ngạo”, khó gần của mình. Dưới đây là một số hiểu lầm thường gặp về người có tính cách lạnh lùng.
Người lạnh lùng kiêu ngạo
Người lạnh lùng thường ít nói, nên nếu trong một đám đông, họ rất dễ bị hiểu nhầm là kiêu ngạo, thích phán xét nên không giao tiếp với người xung quanh. Nhưng thực tế, họ không nói chuyện đơn giản là vì họ cảm thấy điều này không quá cần thiết, đôi khi là vì họ đang chìm đắm trong những suy nghĩ, công việc riêng của mình chứ không đánh giá hay phán xét ai.
Bên cạnh đó, người lạnh lùng coi trọng chất lượng hơn số lượng nên họ chỉ giao tiếp với một vài người phù hợp. Nhiều người có kỹ năng giao tiếp kém cũng sợ mình bị đánh giá là nhạt nhẽo và kém duyên nên họ tự tạo ra một ranh giới và từ đó chỉ nói chuyện với những người thân nhất.
Người lạnh lùng nhút nhát
Người lạnh lùng ít nói nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ là người nhút nhát. Trái lại, họ là người khá bình tĩnh trước mọi vấn đề. Hơn nữa, vì sống bằng lí trí nên những người có tính cách lạnh lùng đôi khi còn có thể đưa ra những ý kiến, giải pháp để giải quyết vấn đề một cách triệt để.
Người lạnh lùng ít nói nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ là người nhút nhát
Lạnh lùng thích gây sự chú ý
Thực tế, trong xã hội không có nhiều người tính cách lạnh lùng, vậy nên nhiều người cho rằng những người này muốn tạo sự khác biệt và gây sự chú ý. Tuy nhiên, với những người có tính cách lạnh lùng tự nhiên hoặc do biến cố ảnh hưởng đến tâm lý thì đây là điều hoàn toàn sai lầm. Họ chỉ đơn thuần thể hiện những cảm xúc tự nhiên của bản thân và thậm chí, họ còn không muốn người xung quanh chú ý đến mình.
5. Trầm cảm và lạnh lùng khác nhau như thế nào?
Trầm cảm là một căn bệnh rối loạn về tâm lý, khiến cảm xúc của người bệnh không được ổn định. Căn bệnh này có thể dẫn đến những biểu hiện bất thường như: muốn cô lập bản thân, ít nói… Điều này khiến nhiều người hiểu lầm rằng người lạnh lùng là người bị trầm cảm.
Tuy nhiên, thực chất đây là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau. Bởi lạnh lùng là tính cách, còn trầm cảm lại là một tình trạng bệnh nguy hiểm, liên quan đến thần kinh. Ngoài ra, người lạnh lùng thực chất vẫn ấm áp, có thể trò chuyện, còn người mắc bệnh trầm cảm thì rất khó để chia sẻ với họ.
Hy vọng bạn đã hiểu được rằng lạnh lùng là gì, cùng với đó thấu hiểu hơn vì sao con người ta lại trở nên lạnh lùng. Mỗi người sẽ có tính cách và bản ngã khác nhau, vậy nên hãy tôn trọng sự khác biệt để những người lạnh lùng không bị bỏ rơi, tách rời khỏi cộng đồng xã hội nhé.
Đọc thêm: