Ai cũng có một sinh nhật đầu tiên trong đời, và “lễ thôi nôi” hay còn gọi là “ngày sinh nhật đầu tiên” là một sự kiện quan trọng đánh dấu cột mốc đầu đời của mỗi con người. Vì vậy, “cúng thôi nôi” luôn là phong tục được chú trọng và gìn giữ từ lâu đời.
Vậy “cúng thôi nôi làm sao cho đúng?” luôn là câu hỏi đặt ra cho các bậc cha mẹ. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thực hiện “cúng thôi nôi cho bé” đầy đủ nhất để gia đình có một lễ thôi nôi đủ đầy và trọn vẹn nhất.
Contents
Lễ thôi nôi là gì? Ý nghĩa của ngày thôi nôi
Thôi nôi là một phong tục tập quán lâu đời của dân tộc ta. “Thôi nôi” nghĩa là khi em bé chào đời đủ 12 tháng sẽ không nằm nôi nữa, và lễ này cũng nhằm cảm ơn các bà mụ đã nặn ra đứa bé.
Từ “thôi nôi” chính là từ thể hiện ý nghĩa trọn vẹn nhất. Trước đây, trẻ sinh ra sẽ được nằm trong nôi ngủ, và khi lớn sẽ được chuyển lên giường. Theo nghĩa bóng, nó muốn nói rằng trẻ đã bắt đầu lớn và sẽ phát triển toàn diện, độc lập, bắt đầu có thể tự hoạt động và là một thực thể thực sự tồn tại hiện hữu trong cộng đồng.
“Thôi nôi” cũng là bữa tiệc sinh nhật đầu đời. Tuy nhiên, cách tổ chức sẽ khác với những tiệc sinh nhật thông thường. Trong ngày thôi nôi bé, bố mẹ phải chuẩn bị một mâm cúng tươm tất, chỉn chu. Phong tục cúng bái, làm lễ cũng sẽ khác nhau dựa trên văn hóa và phong tục của các vùng miền.
Mọi người đến tham gia tiệc thôi nôi sẽ tặng quà và gửi những lời chúc phúc tốt đẹp nhất cho bé. Bé sẽ được chọn những vật dụng tương ứng với một ngành nghề trong tương lai.
Tiệc thôi nôi còn thể hiện được sự vui mừng và kỳ vọng của cha mẹ dành cho trẻ nhỏ. Đây là dịp để gia đình và những người thân cầu mong những điều tốt đẹp cho bé, cũng như là ngày sum vầy gắn kết tình cảm gia đình và cầu chúc những điều may mắn trong cuộc sống.
Việc soạn mâm cúng là sự thể hiện những điều tốt đẹp nhất cho trẻ nhỏ, vì vậy các cha mẹ hãy chuẩn bị thật chu đáo để có một tiệc thôi nôi đủ đầy và trọn vẹn nhất. Để có lễ thôi nôi cho quý tử, công chúa nhà mình một cách đầy đủ và đúng quy chuẩn, hãy để chúng tôi chuẩn bị nghi lễ “cúng thôi nôi bé thật chi tiết nhé!”
Mâm cúng thôi nôi bé trai và bé gái
Đối với miền Bắc:
Người miền Bắc đặc biệt chú ý lễ nghĩa, do vậy, không chỉ lễ cúng thôi nôi cho bé mà bất kì lễ cúng nào cũng vậy, họ luôn chuẩn bị một cách chu đáo và tỉ mỉ. Với lễ cúng thôi nôi, người miền Bắc sẽ chuẩn bị 2 mâm cúng: Mâm lễ cúng thôi nôi cho bé: tạ ơn 12 Bà Mụ và Đức Ông và Mâm cúng thần tài thổ địa.
Ngoài những lễ vật cơ bản bắt buộc phải có, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục vùng miền, chúng ta sẽ có những lễ vật cúng di kèm khác nhau. Mời các bạn đến những địa điểm kinh doanh hương đèn hoặc các cụ ông, cụ bà cao tuổi nơi sinh sống để tìm hiểu rõ hơn.
-
Mâm cúng ông Thần Tài, Thổ Địa và Ông Táo:
- 1 đĩa trái cây ngũ quả nhiều màu sắc
- 1 chén chè đậu xanh
- 1 đĩa xôi đậu xanh (hoặc có thể sử dụng xôi gấc)
- 1 bộ tam sên: thịt, trứng, tôm hoặc cua (tuyệt đối không chọn con cua sứt mẻ, gãy càng)
- 3 ly nước
- Hoa, hương để thắp
-
Mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông:
- Trái Cây – 1 phần – (Ngũ quả)
- Hoa – 1 bó – (Cát tường hoặc đồng tiền)
- Nhang Trầm – 1 bó
- Đèn Cầy Tealight – 15 đèn
- Gạo – 1 Gói
- Muối – 1 Gói
- Giấy Cúng – 1 bộ – (Giấy độ thế, sớ bình an, vàng thuyền, giấy cúng Mụ)
- Trà Hương Lài – 1 Gói
- Rượu Nếp Mới – 1 chai
- Nước 500ml – 2 chai
- Trầu Têm Cánh Phượng – 13 phần
- Chè 250gr – 12 hộp – (Chè đậu trắng)
- Chè 500gr – 1 hộp – (Chè đậu trắng)
- Xôi Gấc In Đậu Xanh 250gr – 12 hộp
- Xôi Gấc In Đậu Xanh 500gr – 1 hộp
- Gà Luộc Chéo Cánh – 1 con – (Gà ta kèm cháo gỏi)
- Ly Rượu, Nước – 22 cái
- Chén, Đũa, Muỗng – 13 cái
- Đồ bốc chọn nghề cho bé – 1 bộ
- Thịt heo quay – 2kg (chia thành 13 phần)
Dụng Cụ Đi Kèm:
- Bình Hoa – 1 cái
- Bát (lư) Nhang – 1 cái
Đối với miền Nam:
Trong lễ vật cúng thôi nôi cho bé, thường chuẩn bị các lễ vật có trong mâm cúng thôi nôi và được kết hợp cảm tạ các bà Mụ và cảm tạ gia tiên, nên chia ra 2 mâm cúng.
Mâm cúng gia tiên hay còn gọi là mâm cúng tổ tiên: Thể hiện tín ngưỡng về sự tồn tại của những linh hồn và mối liên hệ giữa người đã khuất và người sống, mang lại phước lộc, tài thọ cho gia đình. Tùy theo gia đình có bàn thờ cúng gia tiên hay không, có thể cúng gia tiên đơn giản với bình bông, đĩa trái cây là được.
- Lễ vật mâm cúng gia tiên:
- Xôi: là món đầu tiên cần phải có, tượng trưng cho lời thỉnh cầu mong vạn sự đầy đặn, vuông tròn.
- Đĩa gà luộc: là một loại thịt dễ kiếm, thể hiện sự oai phong.
- Bát canh: rau hay canh măng.
- Nem rán: tượng trưng cho sự trọn vẹn, đủ đầy của thập cẩm.
- Các món rau xào: đem lại sự tươi mát, thanh lọc trước những món khác.
Lễ vật trong mâm cúng mụ phải đầy đủ và được chọn tươi mới, đẹp đẽ. Bố mẹ có thể tham khảo danh sách lễ vật dưới đây để chuẩn bị đầy đủ:
- Ngũ quả
- Hoa
- Nhang, đèn
- Gạo, muối
- Giấy cúng
- Trà, rượu, nước
- Trầu têm
- Chè đậu trắng
- Xôi gấc in đậu xanh
- Gà chéo cánh
- Heo quay
- Ly rượu, ly nước
- Chén, đũa, muỗng
- Các lễ vật khác như bánh kem…
Cha mẹ các bé cần lưu ý những điều này khi làm mâm cúng để tránh những điều bất an nhé!
- Vị trí đặt mâm cúng thường là ở phòng thờ, phòng khách, hoặc phòng bé nằm, tuyệt đối không nên đặt ở ngoài cửa, ngoài sân.
- Số lượng xôi, chè, trầu cau phải đảm bảo đủ 13 phần.
- Nên cúng thôi nôi vào buổi sáng trước 12h.
- Đối với gia đình ở nhà trọ, có thể để mâm cúng dưới chiếu, sàn nhà, nhưng phải đảm bảo sạch sẽ.
- Mâm cúng thôi nôi của bé trai đặc biệt là sử dụng chè đậu trắng. Ở mâm cúng thôi nôi cho bé gái thì sẽ dùng chè viên (trôi nước).
- Mâm cúng thần tài: Nếu cúng thần tài, bạn chỉ cần chuẩn bị thêm 1 bình hoa tươi và một đĩa trái cây là được.
Quy trình cúng và nội dung văn khấn thôi nôi bé
Đa phần các cha mẹ trẻ còn hơi lúng túng trong việc cúng kiếng, chưa biết nên bắt đầu từ đâu và quy trình như thế nào cho đúng. Chúng tôi sẽ gợi ý để các bạn tự tin thực hiện nhé.
- Bước 1: Trước khi cúng mụ, hãy cúng tất cả các bàn thờ khác trong nhà như: tổ tiên, ông bà, ông táo, ông địa… Đối với gia đình ở phòng trọ không có thờ cúng gì, có thể bỏ qua bước này.
- Bước 2: Sau khi cúng các bàn thờ trong nhà xong, tiến hành châm trà, rượu nước, lên đèn và đốt nhang ở mâm cúng mụ (đừng quên ghi tên, ngày, tháng, năm sinh của bé theo lịch âm).
- Bước 3: Bố mẹ hoặc người lớn trong nhà đọc bài cúng khấn và bế bé lại, cho bé chắp tay, váy 3 cái trước án.
- Bước 4: Chờ 1/2 tàn hương chủ lễ tiếp tục châm thêm rượu trà nước vào 9 cái ly phía trên chắp tay lại lạy 3 lạy “Nhẫm xin Các đức ông và bà mụ, tổ tiên, thần linh tại bản làm chứng định hướng nghề tương lai cho bé”.
- Bước 5: Sau đó để bé bốc 3 món đầu tiên trong mâm, sau khi bé bốc xong cho bé trả lễ. Gia đình và người thân chúc mừng và lì xì cho bé.
- Bước 6: Chờ hết tàn hương thì thực hiện nghi thức hóa vàng (đốt giấy tiền vàng bạc), rượu nước trà trong mâm rưới quanh đám tro khi đốt xong, còn gạo muối rãi ngoài đường. Xôi chè cho hàng xóm láng giềng để cùng thụ lộc cho bé.
Lưu ý: Khi cúng xôi chè, thức ăn nhớ mở nắp để mụ mới hưởng được.
Bài văn khấn thôi nôi bé đơn giản dễ đọc:
Sau khi khấn xong, bố hoặc mẹ sẽ đỡ lấy bé và giúp bé vái lại trước án 3 vái, sau 3 tuần hương thì tạ lễ. Vàng mã, váy áo gia đình mang đi đốt (đi hóa), vẫy rượu trong lúc đốt. Đồ mà bé chọn trong lễ “thôi nôi” nên giữ lại cho bé.
Mâm lễ vật đoán nghề tương lai bao gồm:
Một trong những phần không thể thiếu trong lễ cúng thôi nôi cho bé là nghi thức chọn nghề tương lai. Gia đình sẽ chuẩn bị mâm lễ vật để em bé sẽ bốc cái mà bé thích. Qua đây, gia đình có thể ước đoán được một phần những sở thích và năng khiếu của trẻ.
- Sách vở: mang ý nghĩa là bé sẽ vâng lời, ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập.
- Bút viết: tương lai bé sẽ học tốt các môn học tư duy và chữ viết đẹp.
- Ống nghe: Bé thích làm bác sĩ thì chắc hẳn bé sẽ trở thành người giúp ích cho xã hội sau này và đó còn là niềm vui của gia đình.
- Ô tô: thể hiện sự cá tính, mạnh mẽ liên quan đến các nghề sửa chữa,…
- Máy tính: mang ý nghĩa bé có óc sáng tạo, tư duy và tính toán cực kì nhanh.
- Gương và lược: liên quan đến các ngành nghề làm đẹp trong tương lai: làm tóc, spa, làm móng,…
Ngoài những lễ vật trên, gia đình có thể chuẩn bị thêm các lễ vật bốc khác để bé có nhiều sự lựa chọn.
Nghi thức cho bé bốc đồ chọn nghề tương lai là một phần khá thú vị trong ngày thôi nôi của bé. Tuy nhiên, các cha mẹ cũng lưu ý rằng đây chỉ là nghi thức nhằm đem thêm niềm vui cho gia đình và không thể dựa hoàn toàn vào đây để quyết định vận mệnh và nghề nghiệp tương lai của bé.
Các vấn đề khác về lễ thôi nôi của bé
-
Thôi nôi bé trai cúng gà hay vịt?: Cúng gà hay vịt hoặc cúng chay đều được. Thường người ta sẽ cúng gà trống luộc, còn ở một số tỉnh miền Tây cúng bằng cặp vịt.
-
Cúng thôi nôi bé trai theo ngày âm hay dương?: Theo quan niệm dân gian, nếu con của bạn là bé gái, thì ngày thôi nôi sẽ tính từ ngày sinh nhật theo ngày âm mà lùi lại 2 ngày. Còn nếu là bé trai, thì lùi lại 1 ngày. Tuy nhiên, trong việc tính ngày thôi nôi cho bé trai hay bé gái, điều lưu ý nhất nằm ở việc ngày sinh trùng vào dịp năm nhuận. Nếu bé sinh trùng tháng nhuận đầu tiên, thì cúng đầy năm sẽ diễn ra vào tháng 6 của năm sau. Còn nếu bé sinh nhằm tháng nhuận sau, thì tiệc này sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm sau. Dù bạn tổ chức vào ngày âm hay ngày dương, việc đặt mâm cúng thôi nôi cho bé là một việc mà mọi người vẫn luôn thực hiện với mong muốn mọi điều tốt đẹp đến với con.
Lời kết:
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng các cha mẹ không còn quá bận tâm và lo lắng về cách soạn mâm cúng cũng như quy trình cúng kiếng cho lễ thôi nôi của quý tử, công chúa nhà mình. Điều quan trọng nhất luôn là tấm lòng của gia đình dành cho bé để bé có thể lớn lên bằng sự thương yêu, chở che của cha mẹ. Chúc các cha mẹ có một ngày lễ thôi nôi cho bé tròn vẹn, tràn đầy niềm vui và ấm cúng.