Ban Giáo lý đức tin GPTB hân hạnh giới thiệu: Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Giáo lý “HÔN NHÂN”

Contents

Hôn nhân là gì?

Hôn nhân là một giao ước giữa một người nam và một người nữ, có mục đích yêu thương nâng đỡ nhau trong tình vợ chồng, sinh sản và giáo dục con cái.

Hôn nhân Công giáo là gì?

Hôn nhân Công giáo là Hôn nhân giữa hai người cùng theo Đạo Công giáo.

Bí tích Hôn nhân ban cho đôi bạn những ơn nào?

Bí tích Hôn nhân thánh hóa tình yêu vợ chồng và ban nhiều ơn đặc biệt, giúp họ chu toàn nghĩa vụ đối với người bạn đời của mình và đối với con cái.

Mẫu mực của Hôn nhân Công giáo là gì?

Mẫu mực của Hôn nhân Công giáo là gương sống của Gia đình Thánh Gia Na-da-rét.

Tình yêu giữa Chúa Ki-tô và Hội Thánh có những đặc điểm nào?

Tình yêu giữa Chúa Ki-tô và Hội Thánh là sự kết hợp phong phú giữa Chúa Ki-tô và Hội Thánh, sự hiến thân trọn vẹn của Chúa Ki-tô cho Hội Thánh, và sự trung tín tuyệt đối của Chúa Ki-tô đối với Hội Thánh.

Hôn nhân Công giáo có mấy đặc tính?

Hôn nhân Công giáo có hai đặc tính là: Đơn hôn (một vợ một chồng) và Bất khả phân ly (không được ly hôn).

Nền tảng của hai đặc tính ấy là gì?

Nền tảng của hai đặc tính ấy là ý định gắn bó với nhau trọn đời của đôi bạn, cũng như của gia đình hai bên.

Chúa dạy gì về Hôn nhân?

Chúa dạy rằng: “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ” và Người đã phán: “Vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân li”.

Mục đích của Hôn nhân Công giáo là gì?

Mục đích Hôn nhân Công giáo là vợ chồng trọn đời yêu thương nhau, sinh sản và giáo dục con cái và cùng giúp nhau nên thánh.

Làm thế nào để đôi bạn sống trọn đời yêu thương nhau?

Để sống trọn đời yêu thương nhau, đôi bạn phải sống đạo tốt, đồng thời, phải tôn trọng phẩm giá và quyền lợi chính đáng của bạn đời của mình.

Việc sinh sản con cái có những ý nghĩa nào?

Việc sinh sản con cái có những ý nghĩa này: Thiên Chúa cho loài người được vinh dự cộng tác với Người trong việc tạo dựng; Con cái là hoa quả tốt đẹp của tình yêu vợ chồng; Góp phần tăng thêm cộng đoàn nhân loại và phát triển Hội Thánh.

Bí tích Hôn nhân giúp đôi bạn nên thánh cách nào?

Bí tích Hôn nhân giúp đôi bạn nên thánh trong niềm vui đón nhận nhau, hy sinh cho nhau và cùng nhau đi đến cuối con đường.

Giáo dục con cái là gì?

Giáo dục con cái là hướng dẫn và giúp chúng phát triển con người toàn diện về thể lý, trí tuệ, đức hạnh và tôn giáo.

Việc cha mẹ giáo dục con cái hệ trọng thế nào?

Đối với cha mẹ, việc giáo dục con cái vừa là một bổn phận, vừa là một vinh dự, vì con cái chính là hào quang của cha mẹ.

Muốn giáo dục thành công, cha mẹ phải thế nào?

Muốn giáo dục thành công, cha mẹ phải lưu ý đến nhu cầu cũng như sở thích của người bạn đời. Đồng thời, phải biết luôn làm mới bản thân mình về tâm hồn cũng như thể xác.

Luân lý tính dục trong đời sống Hôn nhân là gì?

Luân lý tính dục trong đời sống Hôn nhân là những điều răn và giới luật, giúp cho đôi vợ chồng sống sao cho đúng với giáo huấn của Giáo Hội. Luân lý Công giáo tôn trọng thân xác con người và yêu cầu sự trong sạch và tiết độ trong đời sống vợ chồng.

Luân lý tính dục có những nguyên tắc nào?

Có những nguyên tắc này: Các hành vi trao hiến vợ chồng, tự bản chất là lương thiện. Luân lý Công giáo tôn trọng thân xác, nhưng không quá đề cao hành vi giới tính. Phải có sự trong sạch và tiết độ trong đời sống vợ chồng.

Lương tâm Công giáo và vấn đề điều hòa sinh sản

Hội Thánh dạy: Sinh sản phải có trách nhiệm. Do đó, đôi bạn cần suy xét thận trọng về sức khỏe, kinh tế, giáo dục… để có quyết định đúng đắn. Đôi bạn phải có lương tâm ngay thẳng và tinh thần trách nhiệm cao để có quyết định đúng đắn về việc điều hòa sinh sản.

Các Bí tích giúp gì cho đời sống đôi bạn?

Các Bí tích có mục đích thánh hóa loài người. Riêng đối với đôi bạn, các Bí tích, nhất là Bí tích Giải tội và Thánh Thể, còn thánh hóa tình yêu vợ chồng, ban nhiều ơn sủng, giúp đôi bạn chu toàn trách nhiệm đối với nhau và đối với con cái.

Hôn nhân liên hệ với Bí tích Rửa tội thế nào?

Hôn nhân có liên hệ, vì chỉ những ai đã rửa tội mới có thể cử hành Bí tích Hôn nhân. Hơn nữa, Bí tích Rửa tội là cửa ngõ vào Nước Trời, nên do tình thương và trách nhiệm, cha mẹ phải lo liệu cho con cái được rửa tội theo qui định của Hội Thánh.

Cha mẹ phải lo liệu việc Rửa tội cho con cái thế nào?

Việc rửa tội cho con được chia thành các trường hợp sau: Lúc bình thường sau khi sinh con khoảng 1 tháng, cha mẹ đem con đến nhà thờ để linh mục rửa tội. Khi nguy tử, cha mẹ hoặc người khác rửa tội cho con. Trường hợp sẩy thai bất cứ vào giai đoạn nào cũng phải rửa tội.

Lời Chúa có cần thiết cho đời sống Hôn nhân và Gia đình Công giáo không?

Lời Chúa rất cần thiết cho đời sống Hôn nhân và Gia đình, vì Lời Chúa là Lời tình yêu, Lời Chúa ban sự sống, và Lời Chúa biểu lộ ý muốn của Thiên Chúa.

Phải đọc Lời Chúa thế nào?

Phải đọc Lời Chúa trong Đức tin với tâm tình khiêm tốn, đơn sơ, trong ước muốn được dạy dỗ và trong tư thế sẵn sàng thực hiện điều Chúa dạy.

Đọc Lời Chúa trong gia đình thì được những ích lợi gì?

Khi đọc Lời Chúa trong gia đình, mọi người cùng được nghe và cùng được hướng dẫn bởi cùng một giáo huấn. Hơn nữa, chính Lời Chúa sẽ hướng dẫn từng thành viên, giúp họ biến đổi con người mình. Nhờ đó, mọi thành viên dễ giúp nhau thực hành Lời Chúa hơn.

Công Đồng Va-ti-ca-nô II nói thế nào về liên hệ giữa gia đình và Hội Thánh?

Công Đồng dạy: “Gia đình là tế bào của Hội Thánh. Nên để Hội Thánh nên vững mạnh, cần thiết phải củng cố và chăm lo cho Hôn nhân và Gia đình”.

Hội Thánh liên hệ thế nào với gia đình?

Gia đình là một phần tử của Hội Thánh, nên gia đình và Hội Thánh có mối quan hệ hỗ tương với nhau, cả hai bên đều phụ thuộc lẫn nhau.

Gia đình liên hệ thế nào với Hội Thánh?

Gia đình là một phần tử của Hội Thánh, nên gia đình và Hội Thánh có mối quan hệ hỗ tương với nhau, cả hai bên đều phụ thuộc lẫn nhau.

Gia đình có nghĩa vụ gì đối với Hội Thánh?

Gia đình có nghĩa vụ hiệp thông với Hội Thánh, tuân giữ các giáo huấn của Hội Thánh, và thi hành 3 chức năng Tư tế, Ngôn sứ và Vương giả theo cách thức riêng của mình.

Gia đình và xã hội có liên hệ gì với nhau?

Gia đình và xã hội có liên quan mật thiết với nhau, vì gia đình là khung cảnh đầu tiên thể hiện tính xã hội của con người và là khung cảnh đầu tiên để con người tập dấn thân hoạt động xã hội.

Gia đình và xã hội có những vấn đề gì đối với nhau?

Gia đình là một phần tử của xã hội, nên phải góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phúc âm, còn xã hội phải tôn trọng và giúp đỡ những quyền lợi căn bản của gia đình.