Can chi xung khắc: Những bí ẩn về sự tương khắc theo thiên can và địa chi

Can chi xung khắc là thuật ngữ thường gặp khi mới tìm hiểu về tử vi phong thủy. Nếu bạn cũng đang có câu hỏi tương tự về chủ đề này như can chi xung khắc là gì, cách xác định… thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Can chi là gì?

Can chi là gì

Can chi, hay còn được gọi là Thập Can Thập Nhị chi, Thiên can địa chi, là một hệ thống chu kỳ đánh số được sử dụng phổ biến tại các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên… Nguồn gốc của Can Chi đến từ thời nhà Thương, Trung Quốc và từ đó dần phổ biến đến các nước lân cận.

Theo sách Ngũ Hành Đại Nghĩa, Can được sử dụng để tính ngày trong đó có Thập can (10 can) gồm Quý, Nhâm, Tân, Canh, Kỷ, Mậu, Đinh, Bính, Ất, Giáp. Chi được dùng để tính tháng, có thập nhị chi (12 chi) gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi – tương ứng với 12 con giáp.

Người xưa dùng Can để tính ngày cho những việc liên quan đến trời và dùng chi để tính tháng cho những việc liên quan đến đất. Chính vì thế mà can chi còn được gọi là Thiên can, địa chi.

Không chỉ dùng để tính thời gian, can chi còn là một yếu tố phong thủy tử vi dùng để suy đoán vận mệnh của mỗi người, phản ánh số mệnh của người đó.

2. Can chi xung khắc là gì?

Can chi xung khắc là gì

Can chi xung khắc phản ánh quy luật cơ bản nhất của phong thủy là tính tương sinh tương khắc. Hiểu rõ can chi xung khắc giúp bạn hiểu được tính cách cơ bản nhất của mỗi bản mệnh và biết cách vận chúng phù hợp vào cuộc sống. Ngoài ra, mối quan hệ xung khắc giữa can – can, chi – chi cũng là yếu tố được nhiều người quan tâm.

Dựa trên quy tắc âm dương, ta có 5 cặp thiên can thuộc 5 mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như sau:

  • Can Nhâm và Quý thuộc mệnh Thủy
  • Can Canh và Tân thuộc mệnh Kim
  • Can Mậu và Kỷ thuộc mệnh Thổ
  • Can Bính và Đinh thuộc mệnh Hỏa
  • Can Giáp và Ất thuộc mệnh Mộc

Dựa theo quy tắc tương sinh tương khắc của ngũ hành phong thủy, ta có các can đối xung là:

  • Canh – Giáp
  • Tân – Ất
  • Nhâm – Bính
  • Quý – Đinh
  • Giáp – Mậu
  • Mậu – Nhâm
  • Kỷ – Quý

Về phần chi, ta có thể thấy, địa chi chính là đại diện cho 12 con giáp. Áp dụng quy luật âm dương, ta có 12 địa chi chia thành:

  • 6 địa chi dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
  • 6 địa chi âm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão

Xét quan hệ xung khắc của Địa chi trên ngũ hành, chúng ta có 6 cặp Địa chi tạo thành 6 cặp trực xung và 3 bộ tứ hành xung:

  • Dần xung Thân, Tỵ xung Hợi
  • Thìn xung Tuất, Sửu xung Mùi
  • Tý xung Ngọ, Mão xung Dậu

Trong 3 bộ tứ hành xung này, ta có thể thấy các cặp có tính chất cùng dương hoặc cùng âm đều xung khắc. Điều này thể hiện ý nghĩa rằng âm quá vượng hay dương quá vượng thì đều dẫn đến xung khắc. Khi xét trong vận con người thì nó liên quan tới tính cách, môi trường sống, quan điểm sống…

3. Mối quan hệ trong Thiên can và Địa chi

Thiên can địa chi là khái niệm quen thuộc trong hệ thống lịch pháp. Trong đó, thập nhị có mối liên hệ chặt chẽ trong mối quan hệ với tháng và giờ, còn thập can thì gần như không gắn với đơn vị thời gian nào cả mà chỉ kết hợp với thập nhị chi để gọi tên ngày và năm.

3.1. Thiên can

Cách tính thiên can

Dựa vào 5 hành phối hợp âm dương gồm Giáp (1), Ất (2), Bính (3), Đinh (4), Mậu (5), Kỷ (6), Canh (7), Tân (8), Nhâm (9), Quý (10), ta có thể xác định được thiên can như sau:

  • Số lẻ là dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm). Dương can (hay còn gọi là ngày lẻ hoặc ngày cương) sẽ thiên về đối ngoại.
  • Số chẵn là âm (Ất, Đinh Kỷ Tân Quý). Âm can (hay còn gọi là ngày chẵn) sẽ thiên về đối nội.

Những hình phạt của thiên can bao gồm:

  • Canh hình Giáp
  • Tân hình Ất
  • Nhâm hình Bính
  • Quý hình Đinh
  • Giáp hình Mậu
  • Ất hình Kỷ
  • Bính hình Canh
  • Đinh hình Tân
  • Mậu hình Nhâm
  • Kỷ hình Quý

Việc tính thiên can sẽ dựa trên số cuối năm sinh mỗi người. Trong đó:

  • 0: Canh
  • 1: Tân
  • 2: Nhâm
  • 3: Quý
  • 4: Giáp
  • 5: Ất
  • 6: Bính
  • 7: Đinh
  • 8: Mậu
  • 9: Kỷ

3.2. Địa chi

Cách tính địa chi

Dựa vào tuổi của mỗi người ta sẽ xác định được địa chỉ. Theo đó, mỗi con giáp sẽ tương ứng với một con số khác nhau đánh từ 1-12. Cụ thể:

  • 1: Tý
  • 2: Sửu
  • 3: Dần
  • 4: Mão
  • 5: Thìn
  • 6: Tỵ
  • 7: Ngọ
  • 8: Mùi
  • 9: Thân
  • 10: Dậu
  • 11: Tuất
  • 12: Hợi

Trong đó, số lẻ được gọi là dương chi, kết hợp với dương can, số chẵn được gọi là âm chi, kết hợp với âm can.

Có 6 cặp địa chi nhị hợp:

  • Sửu và Tý
  • Dần và Hợi
  • Tuất và Mão
  • Dậu và Thìn
  • Tỵ và Thân
  • Ngọ và Mùi

Có 4 cặp địa tam hợp:

  • Thân – Tý – Thìn
  • Dần – Ngọ – Thân
  • Hợi – Mão – Mùi
  • Tỵ – Dậu – Sửu

Có 3 bộ tứ hành xung:

  • Bộ 1: Dần – Thân, Tỵ – Hợi
  • Bộ 2: Thìn – Tuất, Sửu – Mùi
  • Bộ 3: Tý – Ngọ, Mão – Dậu

Có 6 cặp địa chi tương hại:

  • Dậu và Tuất
  • Thân và Hợi
  • Mùi và Tý, Ngọ và Sửu
  • Tỵ và Hợi
  • Mão và Thìn

4. Ảnh hưởng của can chi xung khắc đến bản mệnh

Can chi xung khắc được ứng dụng trong lĩnh vực khác nhau, phổ biến nhất là tính tuổi hợp để tính chuyện cưới xin, công danh sự nghiệp, phong thủy nhà ở. Dựa trên cơ sở tính toán can chi xung khắc, con người có sự kết hợp, lựa chọn đem đến nhiều may mắn, phú quý hơn cho cuộc sống.

Bên cạnh nguyên tắc can chi xung khắc, thầy phong thủy còn dựa vào rất nhiều yếu tố để đảm bảo sự kết hợp mang tính hài hòa, hóa giải được những điều chưa hòa hợp. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là yếu tố con người, tức là chúng ta biết cách tiết chế các điều tiêu cực, thay đổi chính mình để cuộc sống thêm tốt đẹp.

5. Những điều thú vị khác về can chi

Ảnh hưởng của can chi xung khắc đến bản mệnh

Bên cạnh việc sử dụng để tính toán tuổi mệnh, can chi còn được sử dụng để đại diện cho bộ phận cơ thể con người và nghề nghiệp.

5.1. Can chi đại diện cho các bộ phận trong cơ thể con người

  • Giáp, Ất, Dần, Mão thuộc hành Mộc đại diện cho các bộ phận: dây thần kinh, đầu, vai, gan, mật, tay, ngón tay…
  • Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ thuộc hành Hỏa đại diện cho các bộ phận: trán, răng, lưỡi, mặt, yết hầu, mắt, tim, máu, ruột non…
  • Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc hành Thổ đại diện cho các bộ phận: dạ dày, lá lách, ruột già, bụng, ngực, tỳ vị, sườn…
  • Canh, Tân, Thân, Dậu thuộc hành Kim đại diện cho các bộ phận: phổi, máu, ruột già, gân, bắp, ngực, khí quản…
  • Nhâm, Quý, Hợi, Tý thuộc hành Thủy đại diện cho các bộ phận: bàng quang, thận, tiểu liệu, âm hộ, tử cung, hệ thống tiêu hóa, bắp chân, bàn chân…

5.2. Can chi đại diện cho nghề nghiệp

  • Giáp, Ất, Dần và Mão thuộc hành Mộc đại diện các ngành nghề liên quan cây cối, nông nghiệp như kiểm lâm, chế biến gỗ, làm giấy, làm nông…
  • Bính, Đinh, Tỵ và Ngọ thuộc hành Hỏa đại diện các ngành nghề liên quan đến vật lý, quang học, đồ điện, vật tư hóa học, luyện kim, nhựa đường…
  • Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi thuộc hành Thổ đại diện các ngành nghề liên quan đến chăn nuôi, nông nghiệp, bất động sản, khai thác khoáng sản, xây dựng…
  • Canh, Tân, Thân và Dậu thuộc hành Kim đại diện các nghề liên quan đến kim khí, trang sức…
  • Nhâm, Quý, Hợi và Tý thuộc hành Thủy địa diện các nghề liên quan tới yếu tố nước như nhân viên pha chế hoặc sản xuất nước uống, nuôi trồng thủy sản, cứu hộ, vận động viên hoặc giáo viên bơi lội…

Trên đây là những thông tin thú vị liên quan tới can chi xung khắc. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về chủ đề này rồi nhé!