Người xưa có một câu: “Thà cho người khác mượn nhà để tang, còn hơn cho cặp đôi mượn nhà để ngủ”. Câu nói này chứa đựng ý nghĩa sâu xa mà không phải ai cũng hiểu được. Trong quan niệm của người xưa, việc cho người khác mượn nhà để tổ chức đám tang là một việc tốt.
Mượn nhà để tang
Ngày nay, ít ai cho người khác mượn nhà để tổ chức đám tang. Mọi người cho rằng việc này mang đến điều không may mắn. Vì vậy, họ không muốn ai đó mượn nhà để tổ chức tang lễ, đặt vòng hoa hay qua tài.
Tuy nhiên, theo quan niệm của người xưa, khi một người qua đời, họ đã rời bỏ thế gian. Vì thế, nếu tổ chức tang lễ ở một nơi nào đó, người đã khuất sẽ mang theo những điều không tốt và xui xẻo ở nơi đó đi theo. Ngoài ra, nghĩa tử là nghĩa tận. Nếu có thể giúp đỡ, chúng ta nên giúp.
Hơn nữa, từ “quan tài” trong tiếng Hán có cách đọc giống với “thăng quan phát tài”. Do đó, theo quan điểm của người xưa, hình ảnh quan tài chính là “chiêu mời tài vận”. Một số doanh nhân và phú ông thời xưa thường đặt một chiếc quan tài nhỏ trong nhà, hy vọng thu hút tài lộc.
Vào thời xưa, khi một số gia đình nghèo ở nông thôn không đủ điều kiện tổ chức đám tang, những gia đình khác sẽ cho mượn nhà. Họ cho rằng việc này sẽ mang lại thăng quan phát tài và cải thiện cuộc sống.
Cho cặp đôi mượn nhà
Người xưa khuyên con cháu không nên cho cặp đôi mượn nhà, vì cho người khác mượn nhà được coi là không may mắn. Thậm chí khi một số cặp vợ chồng về quê thăm họ hàng, họ không được phép ngủ chung phòng.
Ngay cả khi con gái đã lấy chồng và về nhà mẹ đẻ, họ cũng cần phải ngủ riêng với chồng. Một số người cho rằng, nếu vợ chồng ở nhà mẹ đẻ mà chung phòng thì sẽ không tốt cho gia đình.
Tất nhiên, trong thời đại hiện nay, việc tổ chức đám tang ở một gia đình khác và cặp đôi ngủ chung phòng ở nơi khác cũng là chuyện phổ biến.
Quan niệm trên đây chỉ là để tham khảo. Nhưng như các cụ đã nói: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Con cháu nên lắng nghe và tham khảo để có quyết định đúng trong cuộc sống hàng ngày.