Hướng dẫn rút bớt chân bát hương đúng cách để thu hút tài lộc và bình an

Rút bớt chân bát hương là một nghi thức thiêng liêng, thường được thực hiện vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách rút bớt chân bát hương để đem lại bình an và tài lộc cho gia đình mình. Việc thực hiện sai cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vận hạn của gia chủ trong năm tiếp theo.

1. Tại sao cần rút bớt chân bát hương?

Bát hương không chỉ đơn thuần là vật phẩm để cắm hương, mà còn thể hiện sự tưởng nhớ và biết ơn của con cháu với đấng bề trên, ông bà tổ tiên. Ngoài ra, nó cũng là nơi gửi gắm những nguyện ước và cầu mong. Sau một thời gian thắp nhang, bát hương sẽ đầy lên và không còn thông thoáng. Nếu không rút bớt chân hương, có thể gây ra hỏa hoạn và để lại hậu quả nặng nề cả về mặt tâm linh và tài sản. Do đó, mỗi năm, gia chủ nên thực hiện nghi thức rút bớt chân hương.

2. Nghi thức rút chân bát hương đúng phong tục

Rút bớt chân bát hương là một nghi thức quan trọng, không được thực hiện tùy tiện. Dưới đây là nghi thức mà các gia đình có thể tham khảo:

2.1. Thời điểm phù hợp để rút bớt chân bát hương

Thời điểm phù hợp để rút bớt chân bát hương thường là vào các ngày 23 tháng Chạp, ngày vía thần tài, ngày rằm tháng Bảy hoặc ngày rằm hàng tháng. Tuy nhiên, người Việt thường thực hiện nghi thức này vào những ngày cuối năm, đặc biệt là ngày 23 tháng Chạp. Lý do thời điểm này được lựa chọn là do vào lúc này, các gia đình thường dọn dẹp bàn thờ, chuẩn bị lễ cúng bái để bàn thờ trở nên sạch sẽ và trang nghiêm. Vì vậy, việc rút bớt chân bát hương sẽ thuận lợi hơn.

2.2. Lựa chọn người rút bớt chân bát hương

Thực tế, ai trong gia đình cũng có thể thực hiện việc rút bớt chân bát hương, thường chủ nhà là nam. Tuy nhiên, gia chủ nên ưu tiên chọn người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng nhằm giúp việc bao sái bàn thờ, tỉa chân hương được tỉ mỉ, thành kính và không xảy ra sai sót. Người được chọn bao sái bát nên tắm rửa sạch sẽ trước khi làm nghi thức này. Đồng thời, cần mặc trang phục lịch sự, nghiêm trang và phải là quần áo dài. Nếu chủ nhà là nữ và đang đến kỳ kinh, cần nhờ người thân trong gia đình làm giúp.

2.3. Các bước cần lưu ý khi thực hiện rút bớt chân bát hương

2.3.1. Trước khi rút bớt chân bát hương

Trước khi thực hiện nghi lễ này, gia chủ cần làm các công việc sau:

  • Quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mở hết các cửa chính và cửa sổ để đón ánh nắng vào nhà và cho không khí lưu thông.
  • Bật đèn điện trong phòng thờ để tạo không gian sáng sủa.
  • Chuẩn bị một số dụng cụ và đồ vật để lau dọn bàn thờ như khăn mặt sạch và mới, rượu gừng, nước hoa hồng vàng tiếp lộc.
  • Trước khi lau bàn thờ, gia chủ cần thắp hương và đọc văn khấn lau dọn bàn thờ.

2.3.2. Thực hiện rút bớt chân bát hương

  • Trước khi rút chân hương, gia chủ cần thắp 3 hoặc 5 nén hương nhằm báo cáo với thần linh và ông bà tổ tiên về nguyện vọng bao sái và tân trạng lại bàn thờ. Đồng thời, mong đấng bề trên tạm lánh để nghi lễ này được thực hiện trong thanh tịnh.
  • Tiếp theo, cắt tỉa chân nhang trên bàn thờ gia tiên và thần tài. Gia chủ chuẩn bị một bàn cao, trải tấm vải đỏ hoặc vàng lên bề mặt bàn. Dùng 2 tay kính cẩn hạ bát hương từ bàn thờ xuống và đặt lên bàn. Gia chủ rút tỉa từng cái một chân nhang. Nhiều gia chủ thắc mắc “dọn bát hương để lại mấy chân hương?”. Bạn cần giữ lại 3, 5 hoặc 9 cái chân nhang trong bát hương. Nếu bát hương đầy tro, bạn có thể dùng thìa múc bớt tro ra ngoài và dùng khăn mặt thấm rượu gừng, nước hoa hồng để lau sạch bát hương. Cuối cùng, bạn dùng 2 tay đặt lại bát hương vào vị trí cũ.

2.3.3. Sau khi rút bớt chân bát hương

Sau khi đã hoàn tất việc cắt tỉa chân nhang và đặt bát hương tại vị trí ban đầu, gia chủ cần chắp tay và khấn bài khấn. Thủ tục này nhằm kêu gọi thần linh và ông bà tổ tiên quá cố về giáng ngự trên bát hương. Đồng thời cảm tạ thần linh và ông bà tổ tiên đã giúp công việc rút bớt chân bát hương diễn ra thuận lợi. Phần chân nhang sau khi rút ra cần bọc lại và sau đó bát hương hóa hết chân hương. Cuối cùng, bạn đem trải tro ra hồ nước sạch cho mát mẻ.

3. Những lưu ý khi rút bớt chân bát hương

Ngoài việc tuân thủ chặt chẽ các nghi lễ rút bớt chân bát hương, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu gia đình bạn sử dụng bát hương bằng đồng, không nên rửa nước mà chỉ nên dùng khăn ẩm lau hoặc lau khô để tránh bị mốc xanh.
  • Đối với bát hương có chất liệu bằng sứ, tránh va chạm và rơi vỡ.
  • Khi lau bát hương, cần hành động dứt khoát và tránh xê dịch nhiều. Nếu vô tình xoay hoặc sai vị trí của bát hương, cần thành tâm sám hối và đặt lại đúng vị trí ban đầu.
  • Trước khi đặt lại bát hương vào vị trí cũ, cần đảm bảo bàn thờ được dọn sạch sẽ.

Nhìn chung, việc rút bớt chân bát hương hay cắt tỉa bát nhang được đặc biệt coi trọng, bởi nghi thức này có thể ảnh hưởng đến vận hạn cả một năm của gia chủ. Do đó, các gia đình nên tuân thủ các bước cắt tỉa bát nhang để tránh những sai sót, phạm phải phong thủy và bị thần linh “quở trách”.