GÓC GIẢI ĐÁP CHO CHỦ NUÔI: TẠI SAO CHÓ HÚ (TRU)

Bất kể chó nhà bạn thuộc giống gì, tuổi tác ra sao hay tính tình thế nào thì cũng có thể có vài lần trong đời chúng hú (tru), có thể ít, có thể nhiều, tùy thuộc vào đặc tính của mỗi con. Do đó, chủ nuôi đừng quá lo lắng, sợ chó cưng gặp vấn đề gì đó. Để chủ nuôi hiểu rõ nguyên nhân tại sao chó tru (hú) thì Pet Choy đã ngồi soạn soạn, gõ gõ bài viết này và gửi đến bạn 7 lý do chuẩn chỉnh nhất. Cùng Pet Choy đọc ngay thôi, chần chừ gì nữa bạn ơi!

1. Chó hú (tru) do có nguồn gốc hoang dã

Trong môi trường hoang dã, những chú chó thường gầm lên để thông báo vị trí của chúng cho các thành viên khác trong bầy đàn. Ngoài ra, những con chó cũng dũng cảm tru lên để cảnh cáo các loài động vật hoang dã khác tránh xa lãnh thổ của chúng. Những chú chó của bạn có thể không hú để xác định chính xác nơi ở hoặc ngăn chặn những kẻ xâm nhập, nhưng thế hệ trước của chúng thì có, điều này đã tạo nên gen di truyền qua nhiều thế hệ, khiến chó hú (tru) như một hình thức giao tiếp bản năng.

2. Chó hú (tru) do tác động của âm thanh bên ngoài

Nhiều con chó hú lên khi bị kích thích bởi một số âm thanh có cường độ cao như còi báo động, bài nhạc lớn, hoặc để đáp lại tiếng kêu của một con chó khác. Tiếng hú là dấu hiệu xác nhận chúng đã nghe thấy âm thanh và sẵn sàng đáp lại hoặc mong muốn tham gia vào hoạt động đó. Nếu tiếng hú của chó cưng được kích hoạt bởi thính giác thì rất có thể vật nuôi sẽ dừng hú (tru) khi âm thanh ngừng lại (lúc bạn tắt nhạc, tắt còi báo chẳng hạn). Tiếng hú dạng này thường không gây phiền phức nhưng điều này lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ trở thành mối phiền toái cho bạn và hàng xóm.

Chó hú (tru) do tác động của âm thanh bên ngoài

3. Chó hú (tru) là phương thức giao tiếp

Trong môi trường hoang dã, chó sẽ phân chia công việc rõ ràng, một phần sẽ ở nhà, một phần sẽ đi dò tìm thức ăn ở khu vực gần đó. Cũng vì thế mà tiếng hú trở thành hình thức giao tiếp giúp các thành viên trong đàn tìm thấy nhau. Những con chó ở phía sau sẽ kêu lên để báo hiệu vị trí của bầy đàn đang trú ngụ và hướng dẫn các thành viên trở về “căn cứ” an toàn. Đôi khi, chó có thể hú lên khi nghe tiếng xe của bạn, đây là tín hiệu chứng tỏ chúng đang vui mừng vì bạn đã về nhà.

4. Chó hú (tru) do có kẻ xâm nhập lãnh thổ của chúng

Một số con chó hú lên để xua đuổi những kẻ xâm nhập lãnh thổ của chúng. Tiếng hú là dấu hiệu khi chó đánh dấu chủ quyền, xác nhận khu vực này thuộc sở hữu của chúng và người lạ sẽ không được chào đón nồng hậu. Chưa hết, tiếng hú còn là cơ chế phòng thủ tốt xua đuổi những kẻ săn mồi nguy hiểm. Vì những con chó có tính trung thành rất cao, chúng sẽ hết lòng bảo vệ ngôi nhà bạn, do đó chó cưng sẽ hú lên khi phát hiện có kẻ xâm nhập trái phép. Chủ nuôi cũng nên thông cảm cho vật nuôi của mình thay vì trách móc và bắt phạt chúng nhé!

Chó hú (tru) do có kẻ xâm nhập lãnh thổ của chúng

5. Chó hú (tru) do muốn thu hút sự chú ý

Một số con chó tru lên để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh, đặc biệt là chủ nuôi. Trong trường hợp này, bạn không nên tỏ thái độ khó chịu, hạch sách vì sẽ gây phản tác dụng, tạo khoảng cách giữa người và vật nuôi. Vô hình trung, chó cưng sẽ dần tách xa bạn và không còn cảm thấy an toàn khi ở cùng chủ nhân. Ngoài ra, bạn cũng cố gắng tránh giao tiếp bằng mắt và đừng tiếp cận chó đang hú cững đừng cưng nựng hoặc “dỗ ngọt” chó cưng. Bởi khi được cưng chiều quá độ, chú sẽ ỷ y và lần sau lại tru tréo tiếp để thu hút sự chú ý. Điều này tương tự với những em bé nhỏ, phản xạ này hoàn toàn tự nhiên!

Một số con chó còn làm bất cứ điều gì để gây sự chú ý, thậm chí là hành động tiêu cực, vì vậy việc khiển trách con chó của bạn có thể khiến tình hình tồi tệ hơn. Những lúc chó bình tĩnh, không tru (hú) thì bạn nên dạy bảo chúng, lúc đầu sẽ rất khó thực hiện nhưng sự kiên trì nào cũng sẽ được đền đáp. Mỗi lần chó cưng im lặng, không “làm càn làm quấy” thì bạn nên thưởng để động viên, khích lệ chúng. Còn khi chó tru tréo bạn nên thực hiện chế độ “chiến tranh lạnh”, lâu dần chó sẽ hiểu hành vi nào cần làm và hành vi nào nên tránh.

6. Chó hú (tru) do đang lo lắng

Chủ nuôi là cả thế giới đối với chó cưng, chúng thường tập trung vào các hoạt động của bạn, đôi khi sự tập trung này to lớn đến mức khiến chúng cảm thấy sợ hãi, lo lắng mỗi khi bạn không ở bên chúng. Nếu chú chó của bạn bị chứng lo lắng về sự chia ly, nó có thể hú lên khi bị bỏ lại một mình. Trong trường hợp này, tiếng hú chỉ xảy ra khi chó bị tách khỏi chủ của mình, vì vậy ngay khi bạn về nhà, tiếng hú sẽ dừng lại. Những con chó mắc chứng lo lắng về sự tách biệt, chia ly có thể biểu hiện các hành vi khác như đi lại liên tục, phá hủy đồ đạc và sàn nhà hoặc tự làm đau bản thân. Thông thường những con chó mắc chứng lo lắng về sự chia ly sẽ phản ứng tốt với những thứ gây xao nhãng như nhai đồ chơi, âm nhạc, nhưng cũng không hiếm trường hợp chó cưng cần thuốc điều trị hành vi và các buổi tư vấn để hướng dẫn cho cả chó và chủ nuôi cách xử lý tình huống phù hợp.

Chó hú (tru) do có kẻ xâm nhập lãnh thổ của chúng

7. Chó hú (tru) do gặp vấn đề về sức khỏe

Nếu bình thường chó cưng của bạn yên tĩnh, không thích tru hú nhiều nhưng đột nhiên lại hôm nay lại có biểu hiện lạ, tru tréo từng cơn đi kèm triệu chứng mệt mỏi, nằm im một chỗ thì rất có thể chúng bị thương. Con người chúng ta khóc khi bị tổn thương, thì chó cũng vậy, điểm khác là chúng sẽ dùng tiếng tru để biểu hiện cơn đau. Khi phát hiện chó có những biểu hiện này, bạn nên kiểm tra xem chúng có bị đau nhức ở đâu không. Tốt nhất bạn nên mang chó đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để những người có chuyên môn thăm khám kịp thời và loại trừ thương tật về sau.

Như vậy, qua bài viết trên, chủ nuôi đã biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và lý giải được vì sao chó cưng của mình tru (hú) thường xuyên. Để biết thêm nhiều thông tin hữu dụng, bạn đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của Pet Choy nhé!