Cách tỉa chân nhang bát hương thần tài chuẩn tránh hao tài tán lộc

Bàn thờ thần tài có tầm quan trọng lớn đối với sự thịnh vượng của gia đình. Để tránh những điều không tốt khi tỉa chân nhang bát hương thần tài, chúng ta cần nắm rõ một số điều quan trọng.

Thời điểm nên tỉa chân nhang bát hương thần tài

Thời điểm vàng để tỉa chân nhang bát hương thần tài là vào 23 tháng Chạp, rằm tháng 7 hoặc vào ngày vía thần tài.

Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để thực hiện thủ tục này là ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm cổ xưa, vào thời điểm này, ông Công ông Táo đã về trời và không còn ở nhà nữa. Nhờ vậy, gia chủ có thể thực hiện việc rút tỉa chân nhang bát hương thần tài mà không gặp điềm xấu.

Tỉa chân nhang bát hương thần tài

Lưu ý trước khi tỉa chân nhang bát hương thần tài

Bàn thờ thần tài có ý nghĩa rất lớn đối với tài lộc gia đình, vì vậy để tránh những điều không tốt khi tỉa chân nhang bát hương thần tài, bạn cần nắm rõ những điều sau:

  • Rửa tay sạch sẽ với rượu gừng
  • Chuẩn bị các vật phẩm lễ vật nhỏ như trái cây, bánh kẹo, bó hoa để khấn vái xin phép thần linh cho việc tỉa chân nhang
  • Chuẩn bị nước sạch trong một thau, 2 khăn mềm và một tấm vải hoặc tờ báo
  • Lưu ý sử dụng đồ mới và sạch cho việc tỉa chân nhang bát hương thần tài

Cách tỉa chân nhang bát hương thần tài

Bước 1: Rút chân nhang

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn hãy rửa sạch tay bằng rượu gừng. Sau đó, hãy trải tờ báo hoặc tấm vải đã chuẩn bị lúc đầu gần chân nhang, từ từ rút từng chân nhang một đặt lên tờ báo hoặc tấm vải. Cẩn thận để không để tro rơi ra bên ngoài.

Bước 2: Tỉa chân nhang

Tiếp tục rút chân nhang cho đến khi chỉ còn lại số lẻ. Bạn có thể để lại số chân nhang tùy ý là 3, 5, 7 hoặc 9 chân nhang. Sau đó, hãy gói chân nhang đã rút và đặt chúng ra chỗ sạch sẽ, phủ vải để chờ đi hóa.

Bước 3: Lau chân nhang

Sử dụng một khăn sạch, hãy tẩm rượu gừng và một ít nước hoa (không bắt buộc). Giữ chắc chân nhang bằng một tay và dùng tay còn lại lau sạch sẽ. Lưu ý, trong quá trình làm việc, một số địa phương cho rằng bát nhang nên được giữ ổn định, mặt vẫn phải xoay về phía trước.

Bước 4: Hóa chân nhang

Phần chân nhang đã rút hãy đem đi để những chân nhang này được hóa tro. Đồng thời, bạn cũng có thể thả các chân nhang vào những nơi nước sạch hoặc chôn bên cạnh gốc cây. Hãy lưu ý không nên thả chân nhang đã hóa tro ở những nơi ô uế, bụi bẩn, không thanh tịnh.

Văn khấn sau khi tỉa chân nhang bát hương thần

Văn khấn sau khi tỉa chân nhang bát hương thần tài

Sau khi đã hoàn thành việc tỉa chân nhang bát hương thần tài, hãy sắp xếp lại ban thờ và thắp nhang thỉnh cầu thần tài ông địa về. Báo cáo việc rút tỉa, bao sái đã hoàn thành và xin tha thứ nếu có bất kỳ sơ suất nào xảy ra trong quá trình làm việc.

Bài văn khấn sau đây có thể tham khảo:

“Con lạy 9 phương trời
Con lạy 10 phương đất
Con kính lạy chư Phật 10 phương
Con kính lạy 10 phương chư Phật
Con kính lạy quan đương niên, đương cảnh, quan hành khiển, thần binh.
Con kính lạy các Ngài ngũ phương, ngũ mạch, tài thần, táo quân.
Tín chủ tên là ………………………………………………………………………………………………………
Cư ngụ tại địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
Hôm nay tân niên xuân tiết, ngày lành tháng tốt. Con chọn được thời hoan khắc hỉ để sái tịnh lại hương án.
Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.
Năm cũ lộc tài con xin tạ
Năm mới lộc mới con mong cầu.
Xin các vị các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ con đc an bình, thuận lợi. Xuất hành đi đến nơi về đến chốn.
Cuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang đi
Tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.
Tâm trần con có
Lễ trần con dâng
Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che.
Mong các vị các ngài linh thiêng giáng hạ, chúng con xin kính thành cẩn cáo.
Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).”

Trên đây là hướng dẫn chi tiết và đầy đủ nhất về cách tỉa chân nhang bát hương thần tài. Để biết thêm thông tin và mua các sản phẩm thờ cúng, bạn có thể truy cập tại đây.