Cúng ngày rằm đủ lễ và tránh mắc sai lầm với 5 gợi ý sau

Thắp hương ngày Rằm, mùng 1 là một nghi lễ quan trọng vào mỗi tháng trong năm. Nghi lễ này mang nhiều ý nghĩa và thông điệp văn minh và sâu sắc, là sợi dây kết nối giữa những người còn sống và những người thân đã khuất trong một gia đình. Là một nghi lễ đòi hỏi sự trang nghiêm và thành kính, nên gia chủ cần đặc biệt chú ý thắp hương ngày rằm cần những gì để chuẩn bị thật chu đáo và hoàn chỉnh nhất.

Thắp hương bàn thờ tổ tiên có ý nghĩa như thế nào?

Nguồn gốc của thủ tục thắp hương

Thắp hương là một thủ tục bắt nguồn từ miền đất Ấn Độ vào khoảng năm 3700 TCN. Trình tự thắp hương, cúng bái gia tiên được trạm trổ bằng hình vẽ tại các đền thờ Vua Chúa uy nghiêm rải khắp đất nước Ai Cập cổ đại.

Về sau này, thủ tục thắp hương nhanh chóng phát triển mạnh mẽ tại các nước láng giềng đặc biệt là Trung Quốc. Lý do bắt nguồn từ sự kiện một vị tăng tại Ấn Độ đã mang hương trầm đến Trung Quốc vào năm 618 đời nhà Trần.

Tại Việt Nam, thắp hương là nghi lễ không thể thiếu vào các dịp lễ lớn nhỏ để bày lòng thành kính với gia tiên như: ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, vía Quan Thế Âm, lễ Vu Lan…

thắp hương ngày rằm
Nghi lễ thắp hương ngày Rằm cúng gia tiên là một phần không thể thiếu trong văn hóa gia đình Việt

Ý nghĩa thắp hương bàn thờ tổ tiên

Có thể nói, sau khi thủ tục thắp hương du nhập vào Việt Nam, ngay lập tức trở thành phương tiện kết nối giữa con cháu trong gia đình với gia tiên, người đã khuất. Thủ tục thắp hương mang nhiều ý nghĩa và thông điệp lớn lao.

Khi thắp hương cúng gia tiên, gia chủ luôn cúi đầu, gập người nhằm bày tỏ lòng thành kính, đồng thời chắp tay khấn bái gửi gắm lời nguyện cầu tốt đẹp nhất đến tổ tiên và những người đã khuất.

Với nhiều người, thủ tục thắp hương giúp lòng người nhẹ nhàng, thanh thản hơn, lấy lại sự cân bằng khi ngày ngày đối mặt với nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống.

Cần chuẩn bị lễ vật gì để thắp hương ngày Rằm, mùng 1

Mỗi gia đình sẽ có cách chuẩn bị lễ vật cúng Rằm, mùng 1 khác nhau. Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi thắp hương ngày Rằm cần những gì? Chúng tôi xin gửi đến bạn những món lễ vật cơ bản không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày Rằm, mùng 1 như sau:

  • Hoa quả
  • Trầu cau
  • Vàng mã
  • Bánh kẹo
  • Thẻ hương, giấy tiền vàng

Tuy nhiên, nhiều gia đình có thể chuẩn bị thêm những món chay để mâm cơm thêm đủ đầy.

Cần thắp bao nhiêu nén hương trên bàn thờ

Theo quan niệm người Việt, khi thắp hương, gia chủ cần thắp theo số lẻ bởi lý do số lẻ tượng trưng cho phần âm. Vậy nên, gia chủ có thể tùy ý lựa chọn 1, 3, 5,7, 9 nén hương thơm cho mỗi bát nhang.

Tuy nhiên, khói hương quá nhiều có thể khiến không khí bị đặc và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nếu không gian nhà ở không lớn, gia chủ chỉ nên thắp 1 hoặc 3 nén hương là vừa đủ.

Số nén hương được thắp sẽ ứng với từng ý nghĩa khác nhau, tùy vào nguyện cầu của gia chủ mà số nén hương sẽ được lựa chọn linh hoạt.

cúng ngày rằm

  • Thắp 1 nén nhang: Gửi gắm ngụ ý cầu phúc bình an.
  • Thắp 3 nén nhang: Ba nén hương có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.
  • Thắp 5 nén nhang: Năm nén hương chỉ được sử dụng bởi thầy pháp nhằm mục đích dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.
  • Thắp 7 nén nhang: Bảy nén hương dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không đến bất đắc dĩ không nên dùng hương này.
  • Thắp 9 nén nhang: Đây là hương tín hiệu cầu cứu, nếu như bất đắc dĩ, không còn nơi nào cầu giúp đỡ, nhân lực không thể cứu vãn, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn. Chín nén hương thường được bày theo ba hàng ba cột.

Một số lưu ý khi thắp hương vào ngày rằm, mùng 1

Ngoài việc chuẩn bị lễ vật thắp hương ngày Rằm, gia chủ khi thực hiện nghi lễ thắp hương cúng Rằm, mùng 1 cần lưu ý thời điểm thắp và một số lưu ý quan trọng để tránh “mắc lỗi” mất đi sự trang nghiêm vốn có của nghi lễ này.

Nên thắp hương vào giờ nào trong ngày?

Thời điểm thắp hương rơi vào thời điểm sáng sớm và chập tối. Thời điểm kể trên được áp dụng với từng vị trí bàn thờ cần thắp nhang. Vị trí được nói đến là bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật tổ, bàn thờ thần tài thổ địa hay bàn thờ tổ cô nếu có.

Tại mỗi vị trí, bạn cần thắp một cây nhang vào buổi sáng hoặc buổi tối. Một chút hương thơm thoang thoảng từ hương trầm vào buổi sáng sớm sẽ giúp bạn có một ngày làm việc tỉnh táo, hiệu quả hơn.

bài cúng rằm
Mâm cúng Rằm, mùng 1 trọn gói tại Đồ Cúng Tâm Linh

Một số lưu ý để thắp hương đúng chuẩn

Khi thắp hương tại đình, miếu vào ngày Rằm, mùng 1 bạn cần chuẩn bị kĩ bài văn khấn nhằm mời đúng vong linh của người mình trưng cầu về hiến hưởng và chứng giám.

Tại nơi công cộng, rất nhiều vong linh lưu lạc, nếu không đọc đúng bài khấn, nguyện cầu của bạn sẽ không được gửi đến đúng vong linh, lễ vật bạn dâng tức vô chủ, bất cứ vong linh nào cũng có thể hưởng sái.

Đặc biệt, khi thắp hương, hãy để cho lòng mình thật thanh thản, cúi đầu chắp tay và nguyên cầu bằng cả tấm lòng thành kính của mình để lời nguyện cầu được chứng giám, từng bước trở thành sự thật.

Khi cắm nhanh, bắt buộc phải cắm bằng cả 2 tay để thể hiện lòng thành kính, sau khi cắm nhanh, chắp tay cúi đầu và gập người lần cuối cùng để hoàn tất nghi lễ.

Bài cúng Rằm, mùng 1 hàng tháng

Bài văn khấn thần linh ngày mùng 1

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

  • Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
  • Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
  • Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
  • Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
  • Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: ……………………………

Ngụ tại: ………………………………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Bài cúng mùng 1, ngày Rằm khấn gia tiên

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn Thần.
  • Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là: ………………

Ngụ tại: ………………………………..

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ………, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Trên đây, là bài chia sẻ giải đáp thắc mắc những câu hỏi của bạn đọc về cách cúng Rằm, mùng 1 cũng như thắp hương ngày rằm cần những gì? Bài cúng mùng 1, ngày Rằm ra sao? Truy cập trang web Đồ cúng tâm linh để tìm hiểu thêm nhiều bài chia sẻ về nghi thức thờ cúng vào các dịp lễ khác trong năm.