Lễ gác đòn dông là gì? Mâm lễ vật và bài văn khấn cúng!

Bài cúng gác đòn dông là gì? Có lẽ đó là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. “Đòn dông” có vẻ hơi xa lạ với bạn. Hôm nay, Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ tiết lộ một chút về nội dung bài văn khấn trong nghi thức gác đòn dông. Ngoài ra, còn có các lễ vật và vấn đề khác liên quan đến tín ngưỡng tâm linh. Tất cả thông tin cần thiết sẽ được cung cấp ngay bên dưới bài viết này.

Gác đòn dông là gì?

Tên gọi “đòn dông” có vẻ khó nhớ và khó đọc với nhiều người lần đầu nghe. Tuy nhiên, qua việc phân tích, bạn đọc sẽ nhận ra ngay đặc điểm quen thuộc tại ngôi nhà của mình.

Khi xem qua các tài liệu từ TV, Youtube và các kênh truyền thông khác, chúng ta thấy cuộc sống người xưa gắn liền với mái nhà làm bằng túp lều tranh hoặc mái ngói. Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay người ta xây nhà bằng bê tông. Tuy nhiên, dù thế nào, vẫn luôn có một truyền thống, đó chính là các thanh gỗ hoặc sắt thép ở hàng cột chính giữa nhà tạo thành đỉnh cao của nóc nhà.

Có thể nói gác đòn dông quan trọng không kém việc cọc móng lúc khởi công làm nhà. Vì thế mới có sự xuất hiện của lễ cất nóc nhà và được dân gian gọi là cúng gác đòn dông.

Ý nghĩa gác đòn dông

Có thể nói đây là nghệ thuật đẳng cấp của nhiều kỹ sư. Chúng ta sẽ đi sâu hơn dưới nhiều góc nhìn khác nhau.

  • Đối với những người không phải chủ nhân của ngôi nhà, hãy đánh giá vẻ đẹp hay xấu thông qua nóc nhà. Công nhận rằng sự phát triển kỹ thuật xây dựng tạo nên những nóc nhà có sức sáng tạo đỉnh cao, chưa cần biết nội thất bên trong như thế nào nhưng đủ để người khác nhìn vào phải trầm trồ khen ngợi.
  • Người Việt Nam vốn tin vào tín ngưỡng tâm linh và theo các thầy phong thuỷ, gác đòn dông quan trọng và còn là cầu cho cuộc sống thuận buồm xuôi gió, vạn sự hanh thông đến với gia chủ.
  • Theo tiến độ công trình xây dựng, việc cất nóc nhà hay gác đòn dông cần được tiến hành thuận lợi và chắc chắn để giúp chủ nhân của ngôi nhà được yên ổn và gặp nhiều may mắn.
  • Ngoài ra, việc xem ngày phù hợp để gác đòn dông cũng ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng và sau này có thể khiến nơi đó trở thành nơi kinh doanh thuận lợi và bình an.

Chọn ngày gác đòn dông

Nếu đã nói ngày gác đòn dông quan trọng không thua kém với ngày động thổ, thì nghi thức cúng gác đòn dông cũng dựa trên tuổi của gia chủ ngôi nhà.

Chọn ngày gác đàn dông cần tránh ngày Tam Nương, ngày Dương công kỵ nhật, ngày Thọ Tử, ngày Nguyệt kỵ hay Nguyệt tận.

  • Ngày Tam nương rơi vào các ngày: mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và 27 theo âm lịch hàng tháng.
  • Ngày Thọ Tử: trúng ngày 5, 14 và 23 âm lịch hàng tháng.
  • Ngày Dương công kỵ Nhật bao gồm ngày 13 tháng giêng, ngày 11 tháng 2, ngày 9 tháng 3, ngày 7 tháng 4, ngày 5 tháng 5, ngày 3 tháng 6, ngày 8 và 29 tháng 7, ngày 27 tháng 8, ngày 25 tháng 9, ngày 23 tháng 10, ngày 21 tháng 11, ngày 19 tháng 12 theo tháng Âm Lịch.

Để chọn ngày chính xác, bạn nên tìm đến thầy phong thuỷ để nhờ tư vấn ngày phù hợp. Trường hợp muốn đẩy nhanh tiến độ và ngày lại không hợp tuổi, bạn có thể mượn tuổi người khác để thực hiện các nghi lễ trong quá trình xây nhà. Tuy nhiên, các nghi lễ cần thực hiện riêng cho người mượn tuổi và gia chủ không được có mặt để thần linh chứng giám. Chủ nhà chỉ xuất hiện khi đã hoàn thành các thủ tục.

Bài cúng gác đòn dông

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

  • Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy quan Đương niên.
  • Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
    Tín chủ (chúng) con là: ……………………………
    Ngụ tại: ……………………………
    Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm …………
    Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo ……….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: ……… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.
    Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
    Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – Thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
    Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

Sắm lễ cúng gác đòn dông

Đặc thù tín ngưỡng tâm linh khác nhau từ vùng này sang vùng khác, có sự thay đổi nhỏ về quan điểm thờ cúng. Do đó, lễ vật có thể nhiều hoặc ít, hoặc có một chút khác biệt. Một phần còn do điều kiện trong mỗi gia đình cho phép. Vì vậy, hãy yên tâm về những lễ vật đã chuẩn bị, nhưng phải đảm bảo đủ các thành phần cơ bản sau:

  • Chuẩn bị một con gà (gà hoặc vịt cũng được, tuỳ quan điểm địa phương).
  • Một bát gạo, một bát nước, nửa lít rượu trắng.
  • Bao thuốc lá, chè.
  • Một bộ quần áo Quan Thần linh, mũ giày, tất cả đều màu đỏ kiếm trắng.
  • Một đĩa xôi, một đĩa muối.
  • Một bộ đinh vàng hoa, năm lễ vàng tiền.
  • Năm cái oản đỏ, năm lá trầu, năm quả cau (oản theo người miền Nam hiểu đó là bánh in màu đỏ).
  • Năm quả tròn, chín bông hoa hồng đỏ (nên chọn quả còn tươi và vỏ căng mọng, mùi hương dịu nhẹ).

Quy trình thực hiện lễ cúng gác đòn dông

Gọi là cách cúng hay thủ tục cúng gác đòn dông cũng được. Quan trọng là thứ tự các bước giúp chủ đầu tư hoặc chủ thầu thực hiện nghi thức trọn vẹn hơn.

Bước 1: Lễ vật là vật đại diện được dâng hiến đến các vị thần linh, nên được chuẩn bị đầy đủ và bày trên mâm cúng sao cho hài hoà và đẹp mắt. Ngoài ra, để công việc xây dựng trở nên hoàn hảo, cần đặt thêm cây thước chuyên dụng hoặc chỉ mực trên mâm cúng.

Bước 2: Người đại diện ăn mặc lịch sự và chỉnh tề, thắp nhang, đọc bài khấn và vái cảm tạ các vị Tổ sư, Tiên sư đã phù hộ. Sau đó, các thành viên trong gia đình cũng thắp nhang trên mâm cúng để mọi chuyện về sau được tốt đẹp.

Sau khi đã xem hết những thông tin hữu ích mà Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm chia sẻ đến quý vị, giúp cho bản thân hiểu thêm và thực hiện nghi lễ đầy trọn vẹn, ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói theo nhu cầu với nhiều mức da đạng khác nhau.