Cúng Tất Niên là một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về câu hỏi được nhiều người thắc mắc: “Cúng 30 Tết có đốt vàng mã không?” và cũng sẽ tìm hiểu về bộ vàng mã cúng 30 Tết gồm những gì?
Contents
Cúng 30 là cúng gì?
Cúng 30 Tết, hay còn gọi là cúng Tất Niên là nghi thức truyền thống để kết thúc năm cũ và chào đón năm mới. Thường thì người Việt cúng Tất Niên vào ngày 30 tháng Chạp (năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (năm thiếu).
Lễ cúng Tất Niên không chỉ để tạm biệt năm cũ, mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình tề tựu đầy đủ, quây quần bên nhau và nhớ đến tổ tiên. Nhờ những ý nghĩa tốt đẹp đó, lễ cúng Tất Niên vẫn được gìn giữ và phát huy cho đến nay, ngay cả những cặp vợ chồng trẻ.
Cúng 30 Tết có đốt vàng mã không?
Hiện nay, có 2 quan điểm trả lời cho câu hỏi “Cúng 30 Tết có đốt vàng mã không?”. Với những người cho rằng “trần sao âm vậy”, thì họ đồng tình với việc đốt vàng mã ngày 30 Tết. Mục đích của việc hóa vàng là thêm của cải vật chất cho ông bà tổ tiên ở thế giới bên kia. Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn của dân tộc, nên con cháu muốn tổ tiên có thêm tiền bạc và vật dụng.
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng việc đốt vàng mã ngày 30 Tết là không cần thiết. Hơn nữa, họ cho rằng việc đốt vàng mã nên bị hạn chế, vì hoạt động này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và lãng phí ngân sách. Nếu không thực hiện đúng cách, việc đốt vàng mã có thể mang đến rủi ro cháy nổ, nhất là tại những khu vực dễ bắt lửa.
Tóm lại, việc cúng 30 Tết có đốt vàng mã không sẽ phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người. Nhìn chung, người Việt vẫn giữ tục lệ đốt vàng mã Tất Niên để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Gia chủ chỉ cần chuẩn bị một mâm cỗ tươm tất và một chút vàng mã là được, không cần mua quá nhiều gây lãng phí. Hơn nữa, việc đốt vàng mã phải tuân thủ các quy định phòng cháy chữa cháy để bảo vệ an toàn của gia đình.
Hướng dẫn cúng hóa vàng đêm Tất Niên
Mâm cúng Tất niên có những gì?
Mỗi vùng miền, địa phương lại có cách chuẩn bị mâm cúng khác nhau. Về cơ bản, mâm cúng Tất niên sẽ bao gồm một số vật phẩm như: nến, nhang, ngũ quả, trầu cau, hoa, rượu, bánh kẹo, thuốc lá, chè và 2 cây mía. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần chuẩn bị vàng mã cúng 30 Tết cho người âm và một mâm cỗ cúng, có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn.
Chuẩn bị vàng mã cúng 30 Tết
Bên cạnh câu hỏi “Cúng 30 Tết có đốt vàng mã không?”, gia chủ cũng cần tìm hiểu về các loại vàng mã cúng ngày 30 Tết và những món được sử dụng. Cũng giống như mâm cúng, bộ vàng mã sẽ ảnh hưởng bởi phong tục và hoàn cảnh gia đình.
Thông thường, vàng mã cúng ngày 30 Tết sẽ bao gồm những món như:
- Các loại đinh tiền như tiền đô la, tiền polyme nhiều mệnh giá, tiền thiên khối,…
- Các thếp vàng, hay còn gọi là sơn son thếp vàng, là các đồ thờ cúng được mạ vàng bên ngoài.
- Tờ sớ cúng Tất Niên.
- Quần áo, đồ dùng hoặc một số vật thiết yếu khác để cúng cho tổ tiên.
Bài văn khấn đốt vàng mã Tất Niên
Sau khi cúng Tất Niên, trước khi hóa vàng, gia chủ đọc một bài văn khấn ngắn. Đọc xong, gia chủ có thể hóa vàng và thụ lộc trên bàn thờ sau khi nhang đã cháy hết. Dưới đây là một mẫu bài văn khấn hóa vàng cúng Tất Niên:
Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần, đồng thời chắp tay khấn vái 3 lần)
Con lạy chín phương trời, con lạy chư Phật mười phương
Con lại Hoàng Thiên Hậu Thổ, lạy chư vị tôn thần nơi đây
Con lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, các vị Táo quân, vị Long mạch Tôn Thần.
Con lạy các cụ tổ khảo, lạy các cụ tổ tỷ, các cụ tổ tiên nội ngoại.
Hôm nay là ngày 30 tháng chạp năm……….
Gia chủ chúng con là:………., năm nay ….. tuổi
Nay ngụ tại:……….
Nhân dịp năm cũ sắp qua, năm mới đang tới, chúng con thành tâm sửa biện các lễ vật, hương hoa kính cẩn dâng lên trước án, xin lễ tạ các bậc Tôn thần, tổ tiên.
Kính xin được phù hộ độ trì, mọi điều tốt lành, con cháu bình an được hưởng tài lộc trong năm mới. Với lòng thành kính dâng, cúi xin chứng giám soi xét cho chúng con.
Con Nam mô A Di Đà Phật (đọc lặp lại 3 lần kèm chắp tay vái 3 lạy)
Cách đốt vàng mã cúng Tất niên
Như đã nói, điều quan trọng nhất khi đốt vàng mã cúng 30 Tết là lòng thành kính. Nhiều người lầm tưởng, chỉ cần mua thật nhiều vàng mã để thể hiện sự giàu có là có thể rước tài lộc, được tổ tiên chứng giám. Tuy nhiên, quan điểm này là sai lầm, vì chúng thể hiện tinh thần thoái thác, thiếu trách nhiệm và chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân.
Như vậy, cách đốt vàng mã 30 Tết đúng là phải thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với ông bà. Gia chủ không cần mâm cỗ lớn hay mua quá nhiều vàng mã gây lãng phí, mà chỉ cần tập hợp đầy đủ và cùng nhớ đến tổ tiên.
Bên cạnh tấm lòng thành kính, việc đốt vàng mã cúng 30 Tết phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn chống cháy nổ. Gia chủ phải thực hiện thờ cúng và thắp hương trên những vật liệu không cháy, đặt các đồ lễ dễ cháy xa nguồn lửa như bát hương. Việc đốt vàng mã cần thực hiện ở nơi an toàn, không đốt trong nhà, hành lang, nơi đông người hoặc gần nơi dễ bắt lửa. Hơn nữa, gia chủ cần sử dụng các vật dụng che chắn để tránh gió cuốn tàn lửa lây lan và phải có người trông coi cho đến khi hương tàn hết. Nếu xảy ra sự cố, gia chủ nên gọi tổng đài 114 để có biện pháp nhanh chóng và hạn chế thiệt hại về người và của cải.
Trên đây là những thông tin cần biết về câu hỏi “Cúng 30 Tết có đốt vàng mã không?”. Hy vọng rằng quý độc giả đã có cái nhìn tổng quan và nếu có thêm bất kỳ câu hỏi nào, hãy tiếp tục theo dõi website của chúng tôi!