Cách đánh bóng inox gương giúp bạn tăng giá trị sản phẩm gấp nhiều lần, hãy thử ngay!

Cách đánh bóng inox gương đúng quy trình cụ thể là như thế nào? Những vật liệu nào cần thiết cho quy trình này? Hãy tìm ngay câu trả lời thông qua bài viết sau đây.

Đánh bóng inox gương là gì? Lợi ích của bề mặt bóng gương đối với giá trị của sản phẩm.

Đánh bóng inox gương là một quá trình hoàn thiện bề mặt sản phẩm để tạo ra một bề mặt sáng có thể phản chiếu hình ảnh của vật thể, đồng thời bề mặt đạt độ nhẵn mịn, hết vết xước. Đây là yêu cầu cao nhất trong những yêu cầu về xử lý bề mặt kim loại.

Bề mặt đánh bóng inox gương

Những ưu điểm nổi bật của một bề mặt inox bóng gương phải kể đến đó là:

  1. Sản phẩm có độ sáng, đẹp, nâng cao giá trị cho không gian như: nội thất, thang máy….
  2. Bề mặt inox bóng gương rất dễ lau chùi, vệ sinh. Sản phẩm không bị han gỉ, móp méo trước tác động của quá trình oxy hóa tự nhiên và các lực tác động ở bên ngoài.
  3. Inox bóng gương còn có tuổi thọ cao, bền lâu vượt trội, tránh được tác động của ánh nắng mặt trời gay gắt. Bề mặt mịn đáp ứng rất tốt nhu cầu của nhiều dạng công trình kiến trúc khác nhau.

Bề mặt inox bóng gương thường được ứng dụng trong những sản phẩm trong những công trình kiến trúc nội thất, ngoại thất, nhà hàng, thiết bị bếp, y tế, giải trí….

Cách đánh bóng inox gương chuẩn nhất – hiệu quả rõ rệt

Đánh bóng inox gương là một công đoạn tương đối khó, phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều quy trình. Từ một phôi thô ban đầu, quy trình đánh bóng gương ít nhất phải trải qua 3 bước.

Bước 1: Mài thô (Phá thô)
Ở bước này, chúng ta sử dụng những vật tư như: bánh nhám xếp, bánh nhám, nhám giáp…, những vật tư này khi kết hợp với các dạng máy có lỗ trục như: máy mài dây đai nhám vòng, máy mài 2 đá (máy mài 2 đầu) … Công đoạn này có tác dụng làm mài mòn các bề mặt bavia bên ngoài, bóc lớp thô bên ngoài sản phẩm, khiến bề mặt sản phẩm trở nên đồng đều.

Bánh nhám xếp hữu ích trong công đoạn phá thô

Bước 2: Đánh bóng trung/bán tinh
Bước đánh bóng trung thường được sử dụng ngay sau công đoạn đánh bavia, phá thô…. Trong giai đoạn này sẽ dùng một số vật tư mài cơ như bánh xơ dừa đánh bóng inox, bánh nỉ (bánh đánh bóng, đá đánh bóng) hoặc bánh nhám xếp có cỡ hạt tầm trung (phổ biến từ #240,#320,#400,#600…). Mục đích của bước này là làm cho bề mặt inox nhẵn mịn, loại bỏ vết xước sau quy trình phá thô, trước khi đưa vào quy trình đánh bóng tinh.

Trong giai đoạn này, đối với thiết bị cơ có thể dùng máy mài 2 đầu trục (máy mài 2 đá), kết hợp với lơ đánh bóng thô để đánh bóng bề mặt inox. Để giai đoạn này được diễn ra một cách thuận lợi. Chúng ta cần xử lý tốt công đoạn đánh bóng thô. Quá trình đánh bóng thô tốt sẽ kéo theo quy trình đánh bóng trung đạt được yêu cầu như mong muốn.

Máy mài dây đai nhám vòng ứng dụng trong đánh bóng gương kim loại

Bước 3: Đánh bóng tinh/đánh bóng gương
Ở bước này, chúng ta thường sử dụng bánh vải kết hợp với lơ đánh bóng inox tinh để lên được độ bóng gương. Thiết bị phù hợp với công đoạn này đó là máy mài 2 đầu trục hoặc có thể dùng máy 2 quả lô, 3 quả lô…

Các loại lơ đánh bóng thô, trung, tinh

Đánh bóng gương là công đoạn phức tạp cần phải trải qua nhiều giai đoạn. Muốn đạt được bề mặt như mong muốn, chúng ta không được bỏ sót bất cứ một công đoạn nào.

Độ đánh bóng sẽ tùy thuộc vào kỹ năng của nhân viên cũng như tiêu chuẩn sản xuất.

Trên đây là tất cả các quy trình tổng quát để lên bóng gương cho sản phẩm. Với những chi tiết sản phẩm khác nhau sẽ có những công đoạn khác nhau.

Những loại vật liệu đánh bóng không thể thiếu trong quá trình đánh bóng inox gương

Trong quy trình đánh bóng inox gương, để đạt được bề mặt hoàn hảo như mong muốn, ngoài việc thực hiện đúng quy trình, không bỏ sót một công đoạn nào thì chúng ta cũng nên lựa chọn các loại vật liệu đánh bóng phù hợp, đạt chuẩn chất lượng để đạt hiệu quả cao.

Trong giai đoạn mài thô (phá thô) inox, chúng ta phải sử dụng loại vật liệu đánh bóng đó là bánh nhám xếp (hay còn gọi là bánh nhám, quả nhám, bánh giáp lá). Bánh giáp xếp có bản chất là những miếng nhám được cắt nhỏ tuỳ theo kích thước và được xếp đồng đều kết hợp với bánh sắt có tâm ở giữa.

Bánh nhám dùng phổ biến cho kim loại, kích thước được tính phổ biến dựa trên loại lớn – nhỏ, độ dày các miếng nhám, độ hạt, đường kính bánh, lỗ trục (thông dụng 25.4mm)…

Trong giai đoạn đánh bóng trung/đánh bóng bán tinh inox, chúng ta sử dụng vật tư đó là bánh xơ dừa đánh bóng hoặc đá đánh bóng (bánh nỉ đánh bóng).

Bánh đánh bóng (bánh nỉ đánh bóng)

Xơ dừa đánh bóng :Bánh xơ dừa hay còn gọi là bánh bố, bánh sisal thích hợp trong việc đánh bóng kim loại ở bước bán tinh. Xóa các vết xước do nỉ, giáp hoặc các bước mài thô, mài trung để lại.

Bánh xơ dừa có nhiều kích thước khác nhau, Miếng bánh sisal có độ dày trung bình từ 5 – 10mm, đường kính trung bình từ 30cm cho đến 300cm.. Để sử dụng quá trình đánh bóng tinh, chúng ta thường sử dụng bánh vải xơ dừa có màu trắng, mềm….

Bánh xơ dừa

Đá đánh bóng hay còn gọi là bánh nỉ đánh bóng được cấu tạo từ các nguyên liệu bao gồm sợi nỉ, cát, keo và phụ gia công nghiệp. Bánh nỉ đánh bóng có bề mặt ráp, nhám. Vì vậy, chúng có khả năng ma sát và nhiều ưu điểm làm cho các bề mặt trở nên sáng bóng, tạo vẻ thẩm mỹ và nâng cao giá trị của sản phẩm.

Trong giai đoạn đánh bóng tinh/đánh bóng gương, chúng ta sử dụng vật liệu đó là bánh vải đánh bóng. Chất liệu vải để sản xuất bánh vải mềm được làm từ những loại vải có chất lượng tốt nên bánh vải rất mềm như cotton, thích hợp cho việc đánh tinh kim loại, đánh bóng hoàn thiện bề mặt sản phẩm.

Tham khảo thêm video về quy trình đánh bóng inox gương tại đây:

Lekar Group – Đánh bóng inox gương

Bí quyết chọn mua vật liệu, máy móc đánh bóng inox gương chất lượng – giá hợp lý.

Vì công đoạn đánh bóng gương inox là một công đoạn quan trọng, giúp tăng giá trị sản phẩm nên gấp nhiều lần cho nên việc đầu tư máy móc và vật tư để thực hiện công đoạn này cần được chú trọng. Chúng tôi khuyến cáo, các bạn nên lựa chọn những NCC uy tín, chất lượng với kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường.

Là một đơn vị với uy tín hơn 10 năm trên thị trường, LEKAR tự hào là đơn vị đi đầu trong khâu xử lý bề mặt kim loại.

ĐẶC BIỆT, CHÚNG TÔI NHẬN ĐÁNH THỬ MẪU MIỄN PHÍ 100%, ĐỒNG THỜI TƯ VẤN GIẢI PHÁP ĐI KÈM, GIÁ CẢ CẠNH TRANH NHẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG.

Để được đánh thử mẫu miễn phí, vui lòng để thông tin tại đây

Các bài viết cùng chuyên mục:

Các dạng bề mặt đạt được sau khi đánh bóng inox 304.
Các loại vật liệu đánh bóng phù hợp với máy mài dây đai nhám vòng.

Quý khách hàng có nhu cầu mua máy, vật tư hoặc sử dụng dịch vụ đánh bóng kim loại của LEKAR Group, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ĐÁNH BÓNG KIM LOẠI LEKA – LEKAR GROUP

Trụ sở chính: Căn số 11, đường Louis VII, KĐT Louis City, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Chi Nhánh Miền Bắc: Ô 4, Lô 4, Cụm CN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.

Tel: 0243 7646469

Chi Nhánh Miền Nam: Đường D7, KCN Nam Tân Uyên, P.Khánh Bình, TP. Tân Uyên, Bình Dương.

Tel: 02873 033386

Email: [email protected]

Website: lekar.vn | danhbongkimloai.com.vn