Tính đòn tay nhà 2 mái theo phong thủy như thế nào?

Cho đến nay, nhà 2 mái vẫn là một kiến trúc được người dân Việt Nam ưa chuộng. Trong quá trình xây dựng, gia chủ nên quan tâm đến việc tính đòn tay nhà 2 mái. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công danh, tài lộc và sức khỏe của các thành viên gia đình.

Tại đây, bạn hãy cùng OneHousing tìm hiểu khái niệm, cách tính đòn tay cũng như phong thủy nhà 2 mái.

Định nghĩa, ưu và nhược điểm phong thủy nhà 2 mái như thế nào?

Nhà 2 mái được hiểu đơn giản là những ngôi nhà có phần mái được xếp chồng hoặc giật cấp lên nhau và tạo thành nhiều tầng đẹp mắt. Kiến trúc này có phần giống với nhà mái kiểu Thái nhưng tinh gọn hơn.

Một kiểu thiết kế nhà 2 mái hiện đại
Một kiểu thiết kế nhà 2 mái hiện đại (Nguồn: Xây dựng số)

Ưu điểm

  • Thẩm mỹ cao: Chính sự phân tầng và không cân đối của phần mái đã giúp tổng thể ngôi nhà trở nên phá cách hơn.
  • Ứng dụng cao: Nhà 2 mái có thể được xây dựng theo nhiều phong cách linh hoạt như cổ điển, đồng quê, hiện đại,… và phù hợp với đa dạng loại hình: biệt thự, nhà phố, nhà cấp bốn,…
  • Chi phí thấp: So với các kiểu kiến trúc khác, nhà 2 mái có chi phí xây dựng thấp hơn, dễ dàng thực hiện và thời gian thi công nhanh.
  • Công năng tốt: Nhờ độ dốc của phần mái nên nhà có khả năng thoát nước ưu việt, hạn chế tối đa tình trạng dột, thấm, ứ đọng vào mùa mưa.

Nhược điểm

  • Hạn chế không gian: Khác với những ngôi nhà có mái bằng, bạn sẽ không tận dụng được khoảng diện tích tầng mái của nhà 2 mái.
  • Khó sửa chữa: Các công tác trùng tu, sửa chữa, nâng cấp nhà 2 mái sẽ khó khăn hơn nhà mái bằng, do việc tiếp cận và di chuyển trên tầng mái không dễ dàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phong thủy nhà 2 mái

Màu sắc mái nhà

Nhà 2 mái mang biểu tượng hình tam giác thuộc hành Hỏa. Khi chọn màu sắc cho mái nhà, gia chủ nên ưu tiên các màu đất nung truyền thống, nâu đậm hoặc đỏ.

Đây là những màu nghiêng về Hỏa, sẽ mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Ngược lại, bạn nên tránh các màu sắc thuộc hành Thủy như đen, xanh biển để không phạm vào kiêng kỵ.

Góc ao và đao đình

Theo phong thủy nhà 2 mái, nếu gia chủ mở cửa nhà mà thấy góc ao hồ, góc đình, góc đền miếu, góc mái nhà khác hay cạnh tường đối điện thì sẽ có cảm giác lo lắng không yên. Để tránh luồng khí trực xung, bạn nên tránh để các yếu tố này hướng thẳng vào nhà.

Phong thủy nhà 2 mái kiêng kỵ góc đình hướng thẳng vào nhà
Phong thủy nhà 2 mái kiêng kỵ góc đình hướng thẳng vào nhà (Nguồn: Báo Việt)

Cửa chính đối diện nóc nhà

Để không bị hao tài tốn của, gia chủ khi thiết kế nhà 2 mái không nên bố trí cửa ra vào, cửa chính đối diện phần nóc nhà – nơi có khe hở hai đầu do phần mái tam giác tạo thành.

Đòn dông – đòn tay hướng trực diện vào mái nhà

Theo phong thủy, đòn dông – đòn tay là những vật dụng tối kỵ không được chĩa sang nhà khác để tránh vận xui. Khi xây dựng mái nhà, gia chủ cần chú ý bịt kín và làm đúng nghi lễ để không gặp cản trở và kiêng kỵ.

Tìm hiểu phong thủy nhà 2 mái giúp gia chủ tài lộc đong đầy

Cách tính đòn tay nhà 2 mái phổ biến hiện nay

Phân biệt các loại đòn tay nhà 2 mái

Đòn tay hay xà gồ là một bộ phận không thể thiếu khi xây dựng nhà 2 mái. Đòn tay củng cố sự liên kết giữa các bức tường và ảnh hưởng trực tiếp đến sự vững chắc của phần mái nhà.

Đòn tay dễ gia công, dễ vận chuyển và chịu lực tốt. Nhờ sự phổ biến trong xây dựng, đòn tay được thiết kế bằng nhiều vật liệu với hình dáng khác nhau.

Theo vật liệu

  • Đòn tay gỗ, tre: Là vật liệu truyền thống, rộng 8 – 10cm, dài khoảng 6m, được đặt dọc theo hướng mái nhà. Để đảm bảo an toàn, vật liệu gỗ hoặc tre được chọn phải có độ bền cao và chất lượng tốt.
  • Đòn tay kim loại: Là vật liệu được ưa chuộng trong xây dựng hiện đại, thường làm từ thép mạ kẽm, thép đen, hợp kim kẽm nhôm,… Đòn tay kim loại có nhiều kích thước, bền bỉ, chống rỉ sét và ăn mòn tốt.

Theo hình dáng

  • Đòn tay chữ C: Được thiết kế theo dạng hình chữ C, thường được chọn khi xây dựng nhà kho, nhà xưởng, trại, lán hoặc các công trình có bước cột không quá 6m.
  • Đòn tay chữ Z: Được thiết kế theo dạng hình chữ Z, dễ gia công, chịu lực tốt hơn đòn tay chữ C nên thường được dùng cho những công trình có bước cột trên 6m.

Đòn tay thép chữ C và chữ Z
Đòn tay thép chữ C và chữ Z (Nguồn: Đức Mạnh)

Tính đòn tay nhà 2 mái theo phong thủy bằng cách nào?

Xác định khoảng cách đòn tay

Việc tính chính xác khoảng cách đòn tay ngay từ ban đầu sẽ giúp nhà ở chắc chắn và bền vững hơn, mang lại cảm giác an tâm trong suốt quá trình sinh sống.

Đòn tay lợp ngói: Đối với dạng này, khoảng cách sẽ có sự khác nhau giữa khung kèo 2 lớp và 3 lớp. Khoảng cách đòn tay phù hợp sẽ là 1.1 – 1.2m (2 lớp) và 0.8 – 0.9m (3 lớp).

Đòn tay thép lợp tôn:Khoảng cách phụ thuộc chủ yếu vào độ dốc của phần mái và độ dày của vật liệu. Mái tôn 1 lớp sẽ có khoảng cách đòn tay từ 0.7 – 0.9m. Còn đối với tôn xốp chống nắng, khoảng cách phù hợp nhất sẽ từ 0.8 – 1.2m.

Cách tính đòn tay thuận theo phong thủy nhà 2 mái

Việc tính đòn tay nhà 2 mái cần được tuân thủ các quy luật phong thủy để mang lại cho gia chủ sự yên ổn, tài lộc và sức khỏe tốt.

  • Dựa vào các yếu tố Sinh, Trụ, Hoại và Diệt.
    4 yếu tố Sinh, Trụ, Hoại và Diệt tương ứng với 4 mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông của một năm và có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình sinh sôi của vạn vật. Khi tính đòn tay, gia chủ cần tuân thủ thứ tự với thanh đầu tiên thuộc Sinh, tiếp đến là Trụ, sau đó là Hoại, cuối cùng là Diệt.
    Số lượng đòn tay cũng cần được tính toán hợp lý, đảm bảo thanh cuối cùng chỉ thuộc Sinh hoặc Trụ. Việc này sẽ giúp gia chủ gặt hái được nhiều thành công và tránh được điềm rủi.

  • Dựa vào Trực tuổi.
    Trực tuổi của gia chủ là một cách tính đòn tay thuận phong thủy mà nhiều người đang áp dụng. Trước hết, bạn cần hiểu rõ về Trực Ngũ hành, sau đó mới xác định Trực tuổi để tính được số lượng đòn tay phù hợp. Vì cách tính phức tạp, bạn nên tìm đến các chuyên gia phong thủy để được hướng dẫn cụ thể nhất.

Số lượng, cách sắp xếp đòn tay cần thuận theo phong thủy
Số lượng, cách sắp xếp đòn tay cần thuận theo phong thủy (Nguồn: Nam Cường)

Cách thả đòn tay nhà 2 mái đúng chuẩn phong thủy

Để thả đòn tay chính xác, bạn cần xác định 3 yếu tố: Thứ tự của Trực, Trực chủ nhà và Trực Ngũ hành.

  • Thứ tự của Trực
    Thứ tự đúng của 12 Trực là Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai và Bế.

  • Trực chủ nhà
    Các chuyên gia phong thủy sẽ dựa vào câu: trâu vàng, chó lửa, dê gỗ, đất nước rồng để xác định Trực của chủ nhà.

  • Trực Ngũ hành
    Theo phong thủy nhà 2 mái, số lượng đòn tay và Trực Ngũ hành có mối quan hệ gắn liền. Đòn dông tượng trưng cho gia chủ, đòn tay tượng trưng cho vợ con và của cải. Nếu khắc nhau, gia chủ có thể gặp tai ương, vợ con đau ốm, hao tổn tiền tài. Vì thế khi thả đòn tay, bạn cần phải xem xét thêm Trục Ngũ hành để không gây xung đột.

Vậy là OneHousing đã gợi ý cho bạn các cách tính đòn tay nhà 2 mái phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng với những chia sẻ này, bạn sẽ có thêm kiến thức và cơ sở để hoàn thiện tổ ấm của cả gia đình.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.