Ngôi chùa nào cũng có ban Tam Bảo, vậy ý nghĩa của ban Tam Bảo là gì? Văn khấn ban Tam Bảo như thế nào, để giúp các bạn có thể giải đáp được vấn đề này, chúng tôi mời các bạn cùng theo dõi bài viết Văn khấn ban Tam Bảo, ý nghĩa lễ ban Tam Bảo, cách cúng lễ ban Tam Bảo,… dưới đây để có thêm nhiều thông tin về ban Tam Bảo nhé.
Contents
1. Ý nghĩa lễ ban Tam Bảo
Tam bảo được hiểu như là “ba ngôi báu”, và được kể ra bao gồm Phật, Pháp và Tăng. Phật là “ngôi báu thứ nhất”, hay Phật bảo, là đấng giác ngộ đầu tiên, người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, làm giảm nhẹ và xóa bỏ những khổ đau vốn có trong cuộc đời này.
Pháp là “ngôi báu thứ hai”, là phương pháp tu tập do Phật truyền dạy. Tăng là “ngôi báu thứ ba” chỉ những chư tăng, là những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của đức Phật, hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ.
Trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ Phật giáo, Tết nguyên đán, hoặc những ngày gia đình có việc hệ trọng, người Việt thường đến chùa lễ Phật, thành tâm cầu khấn hồng ân chư Phật, chư đại Bồ Tát, Hiền Thánh Tăng gia hộ cho bản thân và gia đình mạnh khoẻ, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hoà thuận, thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc v.v.
Tuy nhiên, việc sửa soạn đi lễ chùa, hoặc sắm lễ vật để đi lễ chùa, người đi lễ cần phải biết những quy định căn bản của nhà chùa mà người hành lễ phải tuân thủ.
2. Lễ vật và cách cúng lễ ban Tam Bảo
Theo phong tục cổ truyền khi đi lễ Chùa lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Phật, Bồ Tát, chư vị Hiền Thánh, Thần linh… nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản… để dâng cũng được.
- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ Phật, Bồ Tát.
- Sắm lễ mặn: Khi lễ chùa thì không nên dùng đồ mặn, nếu bạn muốn dùng đồ mặn thì có thể mua đồ chay có hình gà, giò, chả hoặc lợn,…
- Sắm lễ ban thờ cô, ban thờ cậu: có oản, hương, gương, hoa, quả, đồ chơi làm cho trẻ con,… Lễ vật này phải đẹp, cầu kỳ và để trong những chiếc túi nhỏ xinh xắn.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
Sau khi sắm đúng, đủ lễ thì có thể bắt đầu đọc văn khấn tam bảo để cầu nguyện những điều mong muốn.
3. Hạ lễ sau khi lễ ban Tam Bảo
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
4. Văn khấn lễ ban Tam Bảo
5. Văn khấn Phật tại gia
6. Những lưu ý khi hành lễ ở chùa
Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
Kết
Văn khấn ban Tam Bảo không chỉ là nét đẹp tâm linh của người Việt mà còn là truyền thống đậm nét của dân tộc. Bằng việc hiểu rõ ý nghĩa và thực hiện đúng cách, chúng ta có thể kết nối với tinh thần cao cả và góp phần tạo nên sự an lành và hạnh phúc trong cuộc sống. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã thêm hiểu biết về ban Tam Bảo và có thêm niềm tin trong việc tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống của mình.