Vô Chính Diệu – Khám phá bí ẩn của các cung trong Chiêm Tinh

Astrology

Cực kỳ thú vị về cung Vô Chính Diệu. Các cung trong Chiêm Tinh đều có khả năng Vô Chính Diệu, điều này có nghĩa là chúng có thể gặp phải những trường hợp đặc biệt không tuân theo qui luật thông thường của các cung.

Đặc biệt, khi một cung đã Vô Chính Diệu, cung xung chiếu luôn có Tính chính, trong khi các cung tam hợp với một cung Vô Chính Diệu thì có trường hợp không có Tính chính.

Cung Tý Ngọ, Thìn Tuất, Tỵ Hợi

Cung Tý Ngọ Vô Chính Diệu có Đồng Âm xung chiếu, Cự Dương tam hợp.

Cung Thìn Tuất có Cơ Lương xung chiếu, Cự Dương tam hợp.

Cung Tỵ Hợi Vô Chính Diệu có Liêm Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợp.

Cung Sửu Mùi, Dần Thân, Mão Dậu

Cung Sửu Mùi Vô Chính Diệu có Đồng Cự xung chiếu, Thái Âm và Dương Lương tam hợp.

Cung Sửu Mùi Vô Chính Diệu có Nhật Nguyệt xung chiếu, Cự Cơ và Thiên Đồng tam hợp.

Cung Sửu Mùi Vô Chính Diệu có Vũ Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợp.

Cung Dần Thân Vô Chính Diệu có Đồng Lương xung chiếu, Cự Dương tam hợp.

Cung Dần Thân Vô Chính Diệu có Cơ Âm xung chiếu, Cự và Dương tam hợp.

Cung Dần Thân có Cự Dương xung chiếu, Đồng Âm tam hợp.

Cung Mão Dậu Vô Chính Diệu có Dương Lương xung chiếu, Đồng Cự và Thiên Cơ tam hợp.

Cung Mão Dậu Vô Chính Diệu có Tử Tham xung chiếu, Phủ và Tướng tam hợp.

Cung Mão Dậu Vô Chính Diệu có Cự Cơ xung chiếu, Âm Dương và Thiên Lương tam hợp.

Nguyên tắc luận giải về cung Vô Chính Diệu

Nguyên tắc luận giải về cung Vô Chính Diệu là lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ để luận đóan. Điều này có nghĩa là nếu chính tinh này đắc hay hãm thì đặc tính đắc hãm của nó sẽ được tạm sử dụng để luận giải tại cung Vô Chính Diệu. Quan điểm này cũng hợp lý vì các sao xung chiếu không chỉ ảnh hưởng đến cung hiện tại mà còn có tác động sâu rộng đến các cung khác. Tuy nhiên, quy luật này không áp dụng cho ba trường hợp sau đây: Vô Chính Diệu có hung tinh đắc địa độc thủ, Vô Chính Diệu có Nhật Nguyệt xung chiếu hoặc Nhật Nguyệt sáng sủa tam hợp chiếu (Nhật Mão, Nguyệt Mùi), và Vô Chính Diệu đắc tam không.

Astrology2

Ngũ hành bản Mệnh và cung Vô Chính Diệu

Theo quy luật ngũ hành, cung Vô Chính Diệu cần có hành khí mạnh mẽ là Hỏa và Kim. Vô Chính Diệu được coi như một ngôi nhà không có nóc, cần có hành khí Hỏa và Kim làm nòng cốt. Các mệnh Hỏa và Kim thường tốt hơn các mệnh khác trong việc làm cho cung Vô Chính Diệu trở nên mạnh mẽ và hấp dẫn.

Cung Vô Chính Diệu và Tuần Triệt án ngự

Trừ trường hợp cung Vô Chính Diệu có hung tinh đắc địa độc thủ, không nên có Tuần Triệt án ngự. Tất cả các trường hợp cung Vô Chính Diệu đều rất cần có Tuần hoặc Triệt án ngự tại bản cung để câu hút chính tinh về và ngăn chặn các ảnh hưởng xấu từ hung tinh. Nếu gặp Triệt tại Thân Dậu, Tuần tại Thìn Tí hoặc Dần Mão thì tình hình càng tốt. Việc này có tác dụng ngăn chặn các sao xấu chiếu vào cung Vô Chính Diệu và giải cứu trường hợp phi yểu tác nếu Vô Chính Diệu tại cung Mệnh. Trong trường hợp Tuần Triệt án ngữ đồng cung, ta có thể giải đánh là cung Vô Chính Diệu này không tốt cũng không xấu, chỉ ở mức độ trung bình khá. Cần lưu ý rằng cung Vô Chính Diệu gặp Tuần án ngự tốt đẹp hơn so với cung Vô Chính Diệu gặp Triệt, gặp Triệt chỉ đem lại sự tốt đẹp của cung Vô Chính Diệu ở mức độ kha khá trong trường hợp có chính tinh sáng sủa xung chiếu và nhiều trung tinh sáng sủa hội chiếu. Nếu không có Tuần hoặc Triệt án ngự tại cung Vô Chính Diệu thì hiệu quả ảnh hưởng của chính tinh xung chiếu sẽ yếu đi, và dù cung Vô Chính Diệu có nhiều sao sáng sủa hội chiếu cũng không thể coi là rực rỡ được, tốt nhất thì sự tốt đẹp cũng chỉ ở mức độ trung bình khá. Khi có Tuần hoặc Triệt án ngự tại cung Vô Chính Diệu, mặc dầu ban đầu khó khăn nhưng về sau lại thuận lợi hơn, tốt đẹp hơn. Tuần Triệt án ngự ở đây còn có tác dụng ngăn trở các sao xấu, nếu có, chiếu vào cung Vô Chính Diệu và giải cứu trường hợp phi yểu tác nếu Vô Chính Diệu tại cung Mệnh. Đặc biệt, nếu Vô Chính Diệu tại Tứ Mộ thì lại rất cần Tuần Triệt án ngự.

Trong trường hợp đặc biệt Mệnh Vô Chính Diệu có Tuần hoặc Triệt án ngữ, và có hai trong ba sao là Tuần, Triệt, Thiên Không chiếu thì gọi là Vô Chính Diệu đắc tam không. Nếu mệnh Hỏa hoặc Kim thì phú quí khả kỳ (được hưởng phú quí trong một giai đoạn). Đắc Tam Không bao gồm Tuần Không, Triệt Không và Thiên Không. Không tính sao Địa Không. Cần một thủ, hai sao chiếu. Trong trường hợp này, thủ làn của chính tinh xung chiếu không được áp dụng. Vô Chính Diệu đắc tam không mà không có Tuần Triệt án ngự thì là cách Kiến Không. Mệnh Vô Chính Diệu đắc tam không thì mệnh Hỏa đẹp hơn mệnh Kim, còn các mệnh khác thì không hưởng mấy (không giàu có nhưng cuộc sống không đến nỗi xấu, cuộc sống cũng được tạm đủ hoặc kha khá).

Phú có câu:

  • Mệnh Vô Chính Diệu đắc Tam Không phú quí khả kỳ.
  • Mệnh Vô Chính Diệu hóan ngộ Tam Không hữu Song Lộc, phú qúi khả kỳ.

Trường hợp Vô Chính Diệu đắc tam không, nếu có hung tinh lạc hãm hay đắc địa tọa thủ tại cung Vô Chính Diệu thì cũng chỉ làm xấu một chút mà thôi, ta không đáng lo ngại lắm về họa của các sao này gây ra.

Trường hợp vô chính diệu mà không có Tuần Triệt án ngự, lại có sao Thiên Không thủ là cách ngộ Không, là người quyền biến khôn ngoan nhưng cuộc đời thăng trầm cực khổ. Nếu lại gặp thêm các sao Không khác ở các cung hội chiếu thì lại thông thuờng càng xấu hơn, cuộc sống sẽ thăng trầm cực khổ nếu không bị chết yểu.

Nhìn chung, trường hợp Vô Chính Diệu mà lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ thì cho dù có được chính tinh sáng sủa xung chiếu, được Tuần Triệt án ngự cũng chỉ đưa đến sự tốt đẹp của cung đó cũng chỉ ở mức độ khá là tối đa mà thôi, chứ không thể nào rực rỡ như có chính tinh sáng sủa tọa thủ được. Còn nếu gặp chính tinh lạc hãm xung chiếu hoặc có nhiều sao xấu hội tụ mà lại không có Tuần Triệt án ngự cứu nguy thì rơi vào cách phi yểu tác bần. Nếu có hung tinh lạc hãm khác hành bản Mệnh tọa thủ thì càng nguy hiểm hơn. Cung Vô Chính Diệu mà có sát tinh hãm địa thủ thì rất xấu, dễ lâm vào trường hợp phi yểu tác bần (rõ nét nhất cho những người có hành bản Mệnh bị hành của hung tinh khắc). Ngoại trừ có Tuần Triệt án ngự cứu nguy hoặc có nhiều cát tinh cứu giải như Quan Phúc, Quang Qúi tọa thủ tại bản cung là tốt nhất.

Vô Chính Diệu có hung tinh đắc địa độc thủ

Trường hợp Vô Chính Diệu có hung tinh đắc địa độc thủ thì không nên lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ. Cần chọn hung tinh này làm nòng cốt cho cung Vô Chính Diệu, không lấy các chính tinh xung chiếu. Trong trường hợp này, một số tác giả cho rằng hao bại tinh đắc địa có thể làm nòng cốt cho cung Vô Chính Diệu nhưng theo quan điểm của tôi thì không chính xác.

Thứ tự mức độ tốt có thể sắp xếp như sau:

  • Bạch Hổ đắc địa tốt nhất, tại Thân Dậu tốt đẹp hơn tại Dần Mão.
  • Kình Đà đắc địa, Kình đẹp hơn Đà.
  • Không Kiếp đắc (Tỵ Hợi đẹp hơn Dần Thân), Hỏa Linh đắc.
  • Thái Tuế (hành Hỏa) cũng được dự phần vào trong cách này với điều kiện không gặp Tuần hoặc Triệt và phải rơi vào cung Mệnh hoặc Thân Vô Chính Diệu.

Một số ghi nhận về vị trí của hung tinh đắc địa:

  • Không Kiếp hành Hỏa miếu địa tại Tỵ Hợi, đắc tại Dần Thân.
  • Hỏa Linh hành Hỏa đắc địa tại cung ban ngày từ Dần tới Ngọ.
  • Kình Đà hành Kim đới Hỏa, đắc địa tại Thìn Tuất Sửu Mùi.
  • Bạch Hổ hành Kim đắc địa tại Dần Mão, Thân Dậu.

Hung Tinh đắc địa phải là hành Kim và Hỏa mới có tác dụng mạnh và bản Mệnh phải đồng hành với hung tinh này thì mới hưởng tốt đẹp trọn vẹn. Các Mệnh khác thì hưởng yếu hơn, ta có thể tạm đánh giá thì chỉ nằm trong mức độ trung bình. Trong tất cả các trường hợp trên thì ngoại trừ Bạch Hổ và Thái Tuế, còn lại các trường hợp khác thì tuy làm cho cung Vô Chính Diệu được sáng sủa rực rỡ nhưng chỉ là một giai đoạn mà thôi, không có tác dụng tốt lâu dài. Mọi sự xấu tốt đều đến nhanh. Không Kiếp phát huy tính chất lên bất ngờ nhanh chóng nhất nhưng cũng đưa đến suy bại nhanh nhất trong toàn bộ các hung tinh vừa kể.

Nếu Mệnh Vô Chính Diệu có hung tinh đắc địa độc thủ nhưng bị Tuần Triệt án ngữ thì không đúng cách đã nói ở trên. Trong trường hợp này, ta luận giải như trường hợp lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ, với Tuần Triệt án ngữ tại cung.

Vô Chính Diệu có Nhật Nguyệt xung chiếu hoặc Nhật Nguyệt sáng sủa tam hợp chiếu (Nhật Mão, Nguyệt Mùi)

Trường hợp này rất đặc biệt, nếu có đủ bộ Âm Dương sáng sủa tại Mão và Mùi Hợi, hoặc Âm Dương đồng cung xung chiếu đến cung Vô Chính Diệu thì ta lại chọn bộ Âm Dương này làm nòng cốt cho cung Vô Chính Diệu, chứ không lấy các chính tinh xung chiếu. Qui luật của Nhật Nguyệt là chiếu đẹp hơn tọa thủ, cho nên khi gặp trường hợp này ta có thể đoán rằng cung Vô Chính Diệu này trước tuy có gặp trục trặc trắc trở nhưng về sau thì khá tốt. Tuy nhiên, việc đánh giá tốt xấu phụ thuộc vào sự tụ tập của các sao khác. Nếu có Tuần hoặc Triệt án ngữ tại cung Vô Chính Diệu thì cung này càng trở nên tốt đẹp bội phần, gặp Tuần tốt hơn gặp Triệt. Trường hợp Nhật Mão Nguyệt Mùi thì cần phải không bị sao nào làm giảm sức sáng, ví dụ như cần phải không có Tuần Triệt án ngữ Nhật Nguyệt, hoặc Hóa Kỵ đóng đồng cung làm giảm sức sáng của Nhật hoặc Nguyệt. Nếu một sao bị Tuần hoặc Triệt án ngữ hoặc bị Hóa Kỵ đồng cung, nghĩa là bị giảm sức sáng thi sẽ đưa đến mức độ tốt giảm đi rất nhiều, cung Vô Chính Diệu trong trường hợp này chỉ tốt ở mức độ trên trung bình một chút mà thôi. Nếu Nhật Nguyệt được các phụ tinh làm tăng sức sáng như Xương Khúc Đào Hồng thì lại càng tốt đẹp bội phần. Chú ý rằng chỉ rơi vào hai trường hợp này thì ta mới sử dụng bộ Nhật Nguyệt, còn tất cả các trường hợp khác thì nếu có Âm Dương chiếu ta cũng lấy chính tinh xung chiếu làm tọa thủ.

Mệnh VCD

Những người có Mệnh Vô Chính Diệu thường nhạy bén, có giác quan thứ sáu, linh cảm được chuyện gần xảy ra. Tuy nhiên, khi còn nhỏ, họ thường gặp khó khăn và đau yếu, khó nuôi. Nhưng khi lớn lên, họ dễ giảm thiểu được bệnh tật và tai họa.

Mệnh Vô Chính Diệu thường rất nhạy cảm khi gần người khác phái nhưng cũng dễ thích ứng với hoàn cảnh. Họ không có lập trường tư tưởng vững vàng, trừ khi nằm trong các trường hợp đặc biệt như đã nêu. Họ chỉ làm phụ tá thì bền, làm trưởng thì không bền, không thể đứng mũi chịu sào được và thích hoạt động trong bóng tối hoặc ẩn danh nhất.

Cuộc sống của người có Mệnh VCD thường không bền, trôi nổi. Dù có đắc cách thì thường chỉ ở trong một giai đoạn, hoặc đáng hưởng phú quí thì lại chết. Nếu là con trưởng thì không thể sống gần cha mẹ, nên làm còn nuôi họ khác. Nếu gần cha mẹ thì dễ chết non hoặc nghèo. Mệnh VCD thì cần Hỏa mệnh và Kim mệnh vì mệnh VCD như nhà không nóc, cần bản mệnh có hành khí mạnh mẻ cứng cỏi làm nồng cốt. Các mệnh khác như Thổ, Thủy, Mộc mệnh chưa chắc ăn được, trường hợp đắc Tam không thì cần Hỏa hoặc Kim mệnh, có hung tinh độc thủ thì cần đồng hành là tốt nhất, có Nhật Nguyệt hội chiếu thì có thể áp dụng cho tất cả các hành bản mệnh. Những người có Mệnh VCD thường là con vợ hai, vợ lẽ. Mệnh VCD mà cung Tử cũng VCD thì xấu, cả đời không có con hoặc khổ về vấn đề con cái.

Dưới đây là một số ghi nhận về cung Vô Chính Diệu và những mặt