Cách cúng đầy cữ cho bé gái đang là một câu hỏi mà rất nhiều bố mẹ trẻ quan tâm tới. Vậy việc cúng đầy cữ có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa của việc cúng đầy cữ này như thế nào? Đây có lẽ chính là câu hỏi mà rất nhiều ông bố trẻ lập gia đình sớm quan tâm và kinh nghiệm thì chưa có mấy. Và để có thể giải đáp được câu hỏi này, xin mời ông bố bà mẹ trẻ cùng đón đọc bài viết dưới đây của Thực phẩm khô Dũng Hà nhé.
Contents
1. Cách cúng đầy cữ cho bé gái – Nguồn gốc và ý nghĩa?
1.1 Nguồn gốc của lễ cúng đầy cữ?
Cúng đầy cữ chính là một nghi thức quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Việc cúng đầy cữ này nhằm tỏ lòng biết ơn tới các Mụ đã “nặn” ra đứa trẻ. Đồng thời cũng mong Mụ tập dạy cho cháu biết cười, biết bò, biết lật, biết lẫy, biết đi, biết đứng, biết nói, biết ngồi,… Thường thì nghi thức cúng này sẽ diễn ra sau khoảng 9 ngày đối với bé nam và 7 ngày đối với bé nữ.
Một đứa trẻ sinh ra, sẽ trải qua 3 giai đoạn cúng. Đó là những giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nữ 9 ngày và nam 7 ngày cúng Mụ như đã nói ở trên
- Giai đoạn 2: Được 1 tháng tuổi, cúng đầy tháng. Xin Mụ cho phép đặt tên con
- Giai đoạn 3: Trẻ được 1 năm tuổi, làm lễ đầy tuổi (hay còn gọi là thôi nôi)
Giai đoạn 1 và 2 là quan trọng nhất. Lúc này, bố mẹ sẽ phải làm một mâm cơm nho nhỏ với đầy đủ các món ăn ngon để dâng lên Mụ. Mong Mụ phù hộ cho bé gái luôn luôn mạnh khỏe, xinh xắn, giỏi giang, lớn lên thùy mị nết na và ngoan ngoãn.
1.2 Ý nghĩa của lễ cúng đầy cữ?
Việc cúng đầy cữ cho bé gái là một trong những nghi thức quan trọng của văn hóa dân gian Việt. Nó có ý nghĩa rất đặc biệt và tượng trưng cho sự chúc phúc, mong muốn và hy vọng cho bé gái trong cuộc đời.
Dưới đây là một số ý nghĩa của việc cúng đầy cữ cho bé gái:
- Chúc phúc và bảo vệ bé: Người ta tin rằng, đứa bé mới sinh ra còn yếu ớt và dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Việc cúng đầy cữ sẽ mang lại sự bảo vệ và chúc phúc cho bé. Cầu mong bé luôn mạnh khỏe.
- Chúc bé có cuộc đời viên mãn: Lễ cúng đầy cữ là dịp để người thân, bạn bè chúc phúc và cầu nguyện cho bé được sống tươi đẹp, sức khỏe và may mắn.
- Tôn vinh tình mẫu tử: Mẹ là người đem tới sự sống cho con. Vì vậy, lễ cúng đầy cữ cũng là dịp tôn vinh tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.
- Đoàn tụ và gắn kết gia đình: Việc cúng đầy cữ là dịp để gia đình sum vầy đoàn tụ.
- Thể hiện lòng biết ơn: Đây là dịp gia đình bé gái cảm ơn mọi người đã quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc cho bé suốt thời gian vừa qua.
Tóm lại, việc cúng đầy cữ cho bé gái không chỉ là một nghi thức truyền thống của người Việt. Đây còn là một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cao cả và vô cùng thiêng liêng.
2. Mâm cúng đầy cữ cho bé gái gồm những đồ vật gì?
Mỗi một dân tộc, văn hóa từng vùng miền khác nhau. Chính vì vậy, việc cúng đầy cữ cho bé ở 3 miền Bắc – Trung – Nam là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
2.1 Lễ cúng đầy tháng cho bé gái ở miền Nam
Lễ cúng mặn bé gái miền Nam gồm:
- 1 chén cháo lớn và 12 chén cháo nhỏ
- 1 con gà luộc nguyên con
- Trầu têm cánh phượng
- Bình hoa tươi
- Bánh hỏi ăn kèm heo quay
- 1 mâm hoa quả tươi
- 12 chén nước lọc
- 12 chén rượu trắng
- Nến và hương
- 1 đôi đũa hoa cho bà Mụ
- Xôi lá cẩm hoặc xôi gấc (12 đĩa nhỏ + 1 đĩa lớn)
- Kẹo bánh dành cho trẻ em
- Gạo tẻ, muối sạch
- Bánh chè trôi nước
2.2 Lễ cúng đầy tháng cho bé gái ở miền Trung
Người miền Trung họ khác miền Nam và Bắc. Họ không chỉ cúng bà Mụ mà họ còn cúng cả Đức Ông và ba Đức Thầy. Dưới đây là mâm cúng riêng dành cho Mụ:
- 12 đĩa bánh hỏi
- 12 đĩa kẹo cho trẻ
- 12 chén trôi chè cho bà Mụ
- 12 đĩa xôi nhỏ
- 12 ly nước lọc
- 12 đôi hài xanh
- 12 nén vàng xanh
- 12 đĩa thịt quay
- 12 bộ váy áo
- Nến + tiền vàng + hương thắp
Cúng Mụ xong, họ quay sang cúng Đức Ông và ba Đức thầy:
- Rượu nếp
- 1 con vịt luộc
- 1 bát cháo lớn
- 3 đĩa xôi lớn
- Nến + tiền vàng mã + hương đốt
- 1 mâm ngũ quả + trầu cánh phượng
- Gạo tẻ + muối trắng + muỗng ăn cơm + 1 đôi đũa hoa
2.3 Lễ cúng đầy tháng cho bé gái ở miền Bắc
Lễ vật cúng cho bé nữ miền Bắc sẽ bao gồm:
- Trái cây (ngũ quả)
- Hoa tươi
- Nhang và hương
- Gạo
- Muối trắng
- Trà
- Rượu trắng
- Nước
- Giấy + sớ cúng
- 9 phần trầu cau
- 9 phần xôi gấc
- 9 phần luộc tôm
- 9 quả trứng luộc
- Chén + đũa + muỗng + ly (9 cái mỗi loại)
- Gà luộc chéo cánh
3. Bài văn cúng đầy cữ cho bé gái?
Để tỏ lòng biết ơn tới Mụ, ngoài việc cúng những món ăn, chúng ta cũng cần chuẩn bị thêm một bài văn cúng cho bé gái tỉ mỉ, trang trọng nhất. Bài văn cúng là:
- Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
- Kính lạy: Đệ nhất thiên tỷ đại tiên chủ đệ nhị thiên đế đại tiên chỉ đệ tam tiên mụ đại tiên chủ thập nhị bộ tiên nương tam thập lục cung chư vị tiên nương
- Hôm nay là: ngày… tháng… năm…. Vợ chồng con là…. Sinh được con (trai, gái) đặt tên là…. Nay nhân ngày đầy cữ (đầy tháng, đầy năm) thành tâm sử biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bản tọa chư vị Tôn Thần kính cẩn tâu trình: Nhờ ơn Thập phương Chư Thập, Chư vị Thánh Hiền, Chủ Tiên Bà, các Đấng Thần Linh, Thổ Công Đại Mạch, Thổ Địa Chính Thần, Tiên Tổ nội ngoại cho con sinh ra cháu… sinh ngày… được mẹ tròn con vuông.
- Cúi xin: Chư Tiên Bà, Chư vị Tôn Thần giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phẩm ộ độ trì, vuốt ve che chở cho con cháu được ăn ngon, ngũ kỹ, hay ăn chóng lớn, vô bệnh, vô tật, vô tai, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phụ thọ an khang, nhân lành nẩy nở, nghiệp dữ tiêu trừ, 4 mùa không hạ ách nghĩ lo. Con xin thành tâm đỉnh lễ.
- Cẩn Cáo!
- Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
4. Kết luận
Trên đây chính là bài viết chi tiết giải đáp các câu hỏi về cách cúng đầy cữ cho bé gái mà các ông bố bà mẹ trẻ cần đặc biệt lưu tâm tới. Ngoài ra, bài viết này chúng tôi cũng hướng tới đối tượng, những bạn trẻ sắp lập gia đình hay bà vợ chuẩn bị sinh để có thể biết trước và chuẩn bị một nghi lễ trang trọng để tỏ lòng thành kính. Hi vọng rằng, với bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích hơn.