Bên cạnh việc hỗ trợ bé phát triển trí tuệ và trao dồi kiến thức, việc dạy con những đức tính tốt từ sơm cũng rất quan trọng. Khi trẻ được dạy những đức tính tốt, không chỉ giúp trẻ trở thành một người có ích cho xã hội, mà còn giúp con đường tương lai của bé đi dễ dàng và thuận lợi hơn. Dưới đây là 13 đức tính tốt mà bố mẹ nên dạy con ngay từ khi còn nhỏ.
Contents
- 1 1. Thành thật
- 2 2. Biết phân biệt đúng – sai
- 3 3. Cư xử phải phép
- 4 4. Tính dũng cảm
- 5 5. Không được lấy trộm đồ
- 6 6. Học cách nói xin lỗi, cảm ơn
- 7 7. Biết giúp đỡ người khác
- 8 8. Biết tôn trọng
- 9 9. Tinh thần trách nhiệm
- 10 10. Thân thiện
- 11 11. Không tham lam
- 12 12. Luôn biết quý trọng thời gian
- 13 13. Tự lập từ sớm
1. Thành thật
Thành thật là một đức tính quan trọng mà bố mẹ nên xây dựng ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bố mẹ hãy cho bé biết rằng, dù sự thật có “cay đắng” đến mấy, thì vẫn luôn được đánh giá cao. Còn sự giả dối dù có dễ dàng nhưng luôn kèm theo những hậu quả khôn lường. Bố mẹ hãy để bé hiểu rằng, nếu làm sai điều gì đó, thì nên thú nhận thật với người lớn để không bị la mắng. Ngược lại, nếu trẻ nói dối hoặc giấu giếm sự thật, sẽ có biện pháp xử phạt nghiêm khắc.
2. Biết phân biệt đúng – sai
Bố mẹ hãy thường xuyên chỉ dạy và nhắc nhở bé rằng việc nói dối và giấu giếm là sai, và thừa nhận sai phạm của mình là đúng. Hãy dần dần định hình tính cách tốt ở trẻ thông qua việc giúp bé biết phân biệt đúng và sai, đấu tranh chống lại những hành vi sai trái và sống tích cực hơn.
3. Cư xử phải phép
Dạy trẻ biết cách cư xử phải phép là điều rất quan trọng. Có không ít trẻ hiện nay không biết cách cư xử đúng mực và phù hợp trong từng hoàn cảnh. Để dạy trẻ biết cách cư xử phải phép, bố mẹ hãy làm gương cho con và quan sát xem bé có chịu tác động từ người ngoài hay không, để có biện pháp uốn nén và hỗ trợ kịp thời.
4. Tính dũng cảm
Đức tính quyết tâm, kiên định và lòng dũng cảm là những đức tính tốt mà các bậc phụ huynh nên giúp con phát huy ngay từ khi còn nhỏ. Khi trẻ gặp khó khăn hoặc mất lòng dũng cảm, bố mẹ hãy dùng lời khuyên và động viên bé đối mặt với vấn đề. Hãy để trẻ đối mặt với thất bại và khó khăn, tự đưa ra lựa chọn và thực hiện bằng chính khả năng của mình. Sau vài lần, trẻ sẽ trở nên mạnh dạn và luôn tin rằng chỉ cần cố gắng, sẽ hoàn thành mọi việc.
5. Không được lấy trộm đồ
Thói quen lấy trộm đồ thường xuất hiện ở nhiều trẻ nhỏ. Thay vì la mắng, bố mẹ hãy chỉ dạy con rằng việc lấy trộm đồ là hành vi sai trái và sẽ bị xử phạt. Dạy trẻ hiểu rằng việc lấy đồ của người khác khi chưa xin phép là không đúng và vi phạm giá trị đạo đức cũng như pháp luật.
6. Học cách nói xin lỗi, cảm ơn
Xin lỗi và cảm ơn không chỉ là giá trị đạo đức mà còn là phép xã giao cơ bản mà trẻ cần phải được dạy dỗ. Hãy dạy cho trẻ hiểu rằng lời xin lỗi không chỉ là thú nhận khi làm sai mà còn thể hiện sự ăn năn, hối lỗi, xin được tha thứ. Khi được ai đó giúp đỡ, dù là việc nhỏ nhất, cũng phải nói lời cảm ơn chân thành. Khi trẻ hiểu được sự quan trọng của lời cảm ơn và xin lỗi, bé sẽ trở thành người sống khiêm tốn, biết hành xử đúng mực khi trưởng thành.
7. Biết giúp đỡ người khác
Dạy trẻ biết giúp đỡ người khác là một đức tính tốt mà bố mẹ nên hướng dẫn và dạy dỗ bé ngay từ khi còn nhỏ. Bố mẹ hãy là tấm gương để bé hình thành đức tính tốt này. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên nhờ trẻ thực hiện những việc đơn giản như quét nhà, gấp quần áo hay lau bàn, và có lời khen ngợi khi bé hoàn thành tốt công việc. Qua đó, bé sẽ phát triển thành một người biết giúp đỡ mọi người.
8. Biết tôn trọng
Dạy trẻ biết tôn trọng là điều rất quan trọng để trẻ không trở thành người khinh bỉ mọi người khi trưởng thành. Đức tính tốt này sẽ giúp trẻ được mọi người yêu quý hơn. Bé không chỉ dễ dàng kết giao được nhiều bạn bè mà còn thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
9. Tinh thần trách nhiệm
Dạy trẻ trách nhiệm và kỷ luật sẽ giúp bé học tập và thành công trong cuộc sống. Bố mẹ có thể giao cho bé những trách nhiệm đơn giản như đánh răng, làm bài tập về nhà mà không cần nhắc nhở. Khi bé học được đức tính này, bé sẽ có trách nhiệm với công việc của mình, làm đến cùng và không bỏ cuộc giữa chừng.
10. Thân thiện
Thân thiện và hòa đồng là bản năng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không được khuyến khích và dạy dỗ đúng cách, đức tính này có thể biến mất. Hãy để trẻ tự kết giao với bạn bè, trò chuyện với mọi người để hình thành tính cách cởi mở, vui vẻ, hòa đồng, thân thiện. Điều này được xem là chìa khóa thành công trong công việc và cuộc sống.
11. Không tham lam
Tham lam là một đức tính có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho việc tạo dựng mối quan hệ và thành công trong cuộc sống. Bố mẹ cần phải hướng dẫn và dạy trẻ cách chia sẻ với mọi người. Khi nhận thấy trẻ có tính ích kỷ và không chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với bạn bè và mọi người, hãy dạy bé hiểu ý nghĩa của sự chia sẻ.
12. Luôn biết quý trọng thời gian
Quý trọng thời gian là một đức tính vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Nếu nhận thấy con đang không biết tận dụng thời gian, bố mẹ hãy sửa chữa ngay thói quen xấu này. Dạy trẻ có thói quen học bài, đi ngủ đúng giờ, sắp xếp thời gian học và thư giãn một cách khoa học. Đối với bố mẹ, hãy làm gương để bé noi theo thông qua việc đón bé tan học đúng giờ đã hẹn.
13. Tự lập từ sớm
Tự lập là một đức tính mà bố mẹ nên dạy các con ngay từ khi còn nhỏ. Điều này giúp bé có trách nhiệm với cuộc sống của mình, không dựa dẫm và ỷ lại vào bố mẹ. Các bậc phụ huynh có thể rèn luyện tính tự lập cho bé bằng cách để bé tự mặc quần áo, chuẩn bị sách vở đi học, dọn dẹp phòng ngủ của mình. Nếu bé có làm sai, hãy nhẹ nhàng hướng dẫn lại cho con thực hiện đúng. Vì trẻ còn nhỏ tuổi và chưa hiểu hết những điều mà bố mẹ dạy, các bậc phụ huynh cần kiên trì và nhẹ nhàng trong việc dạy đức tính tốt cho con.