Hướng dẫn luận giải quẻ dịch

Gieo quẻ là một phương pháp đặc biệt được dùng để tìm hiểu và đoán trước sự kiện trong cuộc sống. Đối với những người mới bắt đầu, việc luận giải quẻ có thể khá khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, với sự tìm hiểu kỹ càng và thực hành, ai cũng có thể nắm bắt và hiểu rõ về quẻ dịch. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tổng quan về luận giải quẻ dịch và cách thức quy đổi thời gian sang số để tính quẻ. Hãy cùng khám phá nhé!

1. Những trường hợp nào dùng thời gian để gieo quẻ?

Gieo quẻ theo thời gian dùng trong các trường hợp như: Lập quẻ dịch theo ngày tháng năm sinh, xem quẻ hỏi việc qua giờ động tâm, dùng ngày tháng để xem sự kiện lịch sử…

Cách thông dụng khi xem gieo quẻ dịch nhất hiện nay chính là dùng giờ động tâm. Giờ động tâm tức là thời gian lúc tâm trí chúng ta luôn nghĩ về một sự việc, một câu hỏi nào đó liên tục.

Thời gian của giờ động tâm gồm: Giờ, ngày, tháng, năm sau đó được quy đổi theo giờ âm lịch để tính ra quẻ. Để biết giờ động tâm có chính xác hay không thì người giải quẻ cần có kinh nghiệm. Nếu trong quẻ có đề cập đến câu hỏi của bạn thì quẻ đã ứng theo giờ động tâm.

2. Cách quy đổi thời gian sang số để tính quẻ dịch

Cách gieo quẻ kinh dịch theo thời gian phải có năm tháng ngày giờ là thông tin đầu vào để lập quẻ. Muốn lập quẻ, cần phải quy đổi từ lịch dương sang lịch âm và quy đổi từ can chi thành con số.

Năm cần phải quy đổi từ địa chi về con số theo quy tắc – Số của 12 con giáp, nếu năm con nào thì dùng số đó.

  • Tý = 1
  • Sửu = 2
  • Dần = 3
  • Mão = 4
  • Thìn = 5
  • Tỵ = 6
  • Ngọ = 7
  • Mùi = 8
  • Thân = 9
  • Dậu = 10
  • Tuất = 11
  • Hợi = 12

Giờ thì cần quy đổi 24 giờ sang 12 giờ theo 12 con giáp:

  • Giờ Tý: 23h – 1h = 1
  • Giờ Sửu: 1h – 3h = 2
  • Giờ Dần: 3h – 5h = 3
  • Giờ Mão: 5h – 7h = 4
  • Giờ Thìn: 7h – 9h = 5
  • Giờ Tỵ: 9h – 11h = 6
  • Giờ Ngọ: 11h – 13h = 7
  • Giờ Mùi: 13h – 15h = 8
  • Giờ Thân: 15h – 17h = 9
  • Giờ Dậu: 17h – 19h = 10
  • Giờ Tuất: 19h – 21h = 11
  • Giờ Hợi: 21h – 23h = 12

Tháng và ngày chỉ cần chuyển sang âm lịch. Được số nào thì tính số đó.

Ví dụ: Hỏi quẻ lúc 12h trưa ngày 13/12/2021, quy đổi ra sẽ được: giờ Ngọ ngày 10/11 năm Tân Sửu, viết tứ trụ như sau:

  • Trụ năm Tân Sửu (2)
  • Trụ tháng Canh Tý (11)
  • Trụ ngày Ất Mùi (10)
  • Trụ giờ Nhâm Ngọ (7)

3. Hướng dẫn gieo quẻ kinh dịch theo thời gian (giờ động tâm)

Lập quẻ dịch theo năm tháng ngày giờ theo các bước sau:

Bước 1: Ghi ra thời gian động tâm theo âm lịch

Ví dụ: 12h trưa ngày 13 tháng 12 năm 2021

Bước 2: Quy đổi năm và giờ động tâm sang 12 con giáp để lấy số

Ví dụ: 12h trưa tức là giờ Ngọ thuộc số 7. Năm 2021 là năm Tân Sửu, con trâu là số 2. Ngày 13 thì lấy số 13. Tháng 12 thì lấy số 12

Bước 3: Tính quẻ kinh dịch theo thời gian

Một quẻ kinh dịch được ghép từ 2 quẻ bát quái, quẻ trên gọi là thượng quái, quẻ dưới gọi là hạ quái. Vì vậy cần biết hình và số tiên thiên của 8 quẻ bát quái trước theo hình dưới đây.

Hệ thống 8 quẻ bát quái kinh dịch

Cách tính như sau:

  • Quẻ thượng = Số ngày + số tháng + số năm chia 8 lấy số dư, Số dư thuộc số tiên thiên nào trong 8 quẻ thì ghi lại quẻ đó. Ta được số của quẻ thượng

Số dư 0 là quẻ Khôn, dư 1 là Càn, dư 2 là Đoài, dư 3 là Ly, dư 4 là Chấn, dư 5 là Tốn, dư 6 là Khảm, dư 7 là Cấn.

  • Quẻ hạ = Số giờ + số ngày + số tháng + số năm chia 8, tìm số dư, tương tự như quẻ thượng.

Số dư 1 là Càn, dư 2 là Đoài, dư 3 là Ly, dư 4 là Chấn, dư 5 là Tốn, dư 6 là Khảm, dư 7 là Cấn, dư 8 là Khôn

Ví dụ: 12h (giờ Ngọ số 7) ngày 13/12/2021

  • Quẻ Thượng = (13 + 12 + 2)/8 dư 3 số 3 là quẻ Ly (Hỏa)
  • Quẻ Hạ = (7 + 13 + 12 + 2)/8 dư 2, số 2 là quẻ Đoài (Trạch)

Bước 4: Tính hào động

Hào đồng = (Số giờ + số ngày + số tháng + số năm)/6 lấy số dư, tìm số dư để biết hào động.

Hào động được tính từ thấp đến cao, thấp nhất là hào 1 và cao nhất là hào 6. Một quẻ kép kinh dịch gồm 6 hào tức là 3 hào của quẻ thượng và 3 hào của quẻ hạ. Một vạch đứt hoặc liền là một hào.

Dư 1 thì hào động tại hào 1, dư 2 thì hào động tại hào 2, dư 3 thì động tại 3, dư 4 thì động tại 4, dư 5 thì động tại 5, chia hết thì động tại 6.

Ví dụ: Hào động = (7 + 13 + 12 + 2)/6 dư 4 nên hào động là hào thứ 4 từ dưới lên.

Bước 5: Tìm trùng quái gốc

Trùng quái gốc luôn là quẻ bát thuần. Muốn tìm trùng quái gốc thì phải từ quẻ chủ mà biến từng hào, từ hào 1 đến hào 5, hết hào 5 mà chưa ra lại quay về hào 4, hết hào 4 chưa ra thì biến đồng loại ba hào ở quẻ hạ chắc chắn sẽ ra, nếu đến bước này mà chưa ra là đã biến sai ở các bước trước. Cứ biến lần lượt như vậy cho đến khi nào tìm được trùng quái gốc thì thôi.

Bước 6: Tìm hào thế hào ứng

Khi biến để tìm trùng quái gốc, dừng lại ở hào nào thì đó là hào thế. Cách hào thế 3 hào là hào ứng.

Hào thế 1 2 3 4 5 6 Hào ứng 4 5 6 1 2 3

Bước 7: Tìm quẻ hỗ và ghi quẻ biến

Khi luận gieo quẻ kinh dịch hội thì tam quẻ chủ – hỗ – biến cũng cho ra được những dự đoán chung cuộc. Theo quẻ Mai Hoa bạn cần có 3 quẻ, quẻ đầu là quẻ gốc, quẻ 2 là quẻ hỗ và quẻ cuối là quẻ biến.

Quẻ chủ cho biết sự việc hiện tại, quẻ hỗ cho biết diễn biến tiếp theo, quẻ biến giúp tổng hợp kết quả cuối cùng.

Người gieo quẻ mai hoa dịch số đã có trình độ cao thì thể không dùng đến tam quẻ này vẫn có thể luận được theo nhiều cách khác nhưng nếu sử dụng thêm thì càng tăng chính xác.

Quẻ gốc: Quẻ gốc chính là quẻ lập ban đầu theo các bước nói trên

Quẻ hỗ: Được tạo từ quẻ thượng lập từ ba hào 3, 4, 5 của quẻ gốc và quẻ hạ lập từ ba hào 2, 3, 4 của quẻ gốc.

Quẻ biến: Tức là hào động được biến đổi. Nếu là hào vạch đứt âm (-) biến thành vạch liền dương (+), vạch liền dương (+) biến thành vạch đứt âm (-).

Hào nào tĩnh thì để nguyên đưa sang.

Ví dụ: Quẻ chủ trên Càn dưới Cấn, động hào 1, thì quẻ hỗ là trên Càn dưới Tốn, quẻ biến là trên Càn dưới Ly.

4. Cách đọc tên luận giải quẻ kinh dịch theo thời gian

Để đọc và hiểu rõ quẻ kinh dịch, bạn cần lưu ý và thực hiện các bước sau:

  1. Xem trùng quái gốc vượng hay suy, vượng thì tốt, suy thì xấu
  2. Xem thể và dụng, thể khắc dụng hoặc hòa hoặc dụng sinh thể thì tốt, ngược lại thì xấu.
  3. Xem hào thế hào ứng, tương sinh hợp hòa thì tốt, ứng khắc thế thì xấu.
  4. Xem dụng thần, nguyên thần, kỵ thần, phi thần, phục thần, cừu thần vượng suỷ thế nào.
  5. Dựa trên sự tương tác của các hào, dụng thể, thế ứng mà định ra kết quả, dựa vào sự vận động của nhật nguyệt điểm được thời gian.

Việc luận quẻ mai hoa theo thời gian cần phải bạn cần nhớ 64 quẻ kinh dịch. Tuy nhiên, có tips để tra quẻ không cần phải nhớ, bạn chỉ cần đọc tên quẻ thượng rồi đến quẻ hạ theo tên đã được giải nghĩa, sau đó tra cứu google là tìm được. Nhưng, để luận giải chính xác quẻ thì bạn phải cần có kiến thức bài bản mới có thể giải được, những bước trên đây chỉ nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan mà thôi.