Gỗ Bồ Đề – Nguồn Gốc và Ứng Dụng Đa Dạng của Cây Gỗ Quý

Gỗ bồ đề có màu nâu hoặc nâu xám, thớ gỗ mịn đều

Đã từ lâu, chúng ta đã biết đến cây bồ đề như một cây xanh tạo bóng mát cho đô thị và đường phố, tạo cảnh quan xanh. Nhưng ít ai biết được rằng, gỗ bồ đề không chỉ có giá trị về cảnh quan mà còn có rất nhiều ứng dụng khác, từ việc hỗ trợ chữa bệnh tới ý nghĩa tâm linh. Hãy cùng tôi tìm hiểu về đặc điểm, phân bố và ứng dụng của cây gỗ bồ đề ở Việt Nam.

Gỗ bồ đề có tốt không?

Gỗ bồ đề có màu nâu hoặc nâu xám, với vân đẹp và mịn, cùng mùi thơm nhẹ. Chất lượng gỗ của nó cũng không thua kém, có thớ gỗ mịn đều, dễ xẻ và dễ chẻ nhỏ.

Cây bồ đề phát triển mạnh trên nền đất ẩm, tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Đây là loại cây ưa sáng, chịu rét tốt nhưng không chịu được nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ thích hợp để trồng cây là khoảng từ 15-35 độ C.

Tóm lại, gỗ bồ đề được sử dụng để lấy gỗ, lấy nhựa sản xuất bột giấy, diêm que, một số loại nước hoa và sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.

Phân bố và đặc điểm của gỗ bồ đề

  • Tên gọi:

    • Tên gọi trong nước: Cây bồ đề, cây giác ngộ, Cánh kiến trắng, Tịch tà, Tiện khiên ngưu, Thiên kim mộc chi
    • Tên khoa học: Styrax tonkinensis Pierre
  • Chiều cao và đường kính:

    • Chiều cao trung bình: Từ 10 – 20m.
    • Đường kính của thân cây: Khoảng 1m.
  • Màu sắc:

    • Gỗ bồ đề có màu nâu hoặc nâu xám, vân đẹp.
  • Hoa, quả và lá:

    • Lá cây: hẹp hình trái tim, đầu lá kéo dài thành hàng tới cuống. Lá bồ đề khi còn non có màu đỏ, nhưng khi lá già sẽ chuyển sang màu xanh.
    • Hoa: Hoa của cây Bồ Đề mọc thành từng cụm, từng chùm và có màu đỏ rất đẹp.
    • Quả: Dạng hình cầu, có kích thước nhỏ với đường kính chỉ khoảng 1-1,5cm.
  • Khối lượng:

    • Khối lượng trung bình của gỗ bồ đề sấy khô là khoảng 560 kg/m3.
  • Phân bố:

    • Nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc.
    • Tại Việt Nam, cây bồ đề được trồng nhiều ở Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang.

Gỗ cây bồ đề thuộc nhóm mấy?

Gỗ bồ đề (cánh kiến trắng) thuộc nhóm VIII được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc

Trong danh sách nhóm gỗ ở Việt Nam, cây gỗ bồ đề (cánh kiến trắng) thuộc nhóm VIII. Các loại gỗ trong nhóm VIII có đặc điểm nhẹ, sức chịu lực kém và dễ bị mối mọt.

Một số loại gỗ khác thuộc nhóm này bao gồm: bồ kết, bồ hòn, bung bí, chay, cơi, dung giấy, dàng…

Giá bán của gỗ bồ đề ở Việt Nam hiện nay

Giá gỗ bồ đề dao động từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng/m3 tùy vào chất lượng và kích thước.

Ứng dụng của gỗ cây bồ đề trong cuộc sống

Gỗ của cây bồ đề có giá trị kinh tế cao, được ứng dùng làm gỗ dán, bột giấy, và hỗ trợ chữa bệnh

Trong hỗ trợ chữa bệnh

  • Nhựa bồ đề chữa đau bụng do nhiễm lạnh ở trẻ nhỏ.
  • Dùng dung dịch từ cây ngâm với cồn còn dùng xông chữa ho rất hiệu quả và trị nứt nẻ vú ở phụ nữ.
  • Nhựa bồ đề hỗ trợ chữa phong thấp và đau nức các khớp xương.
  • Chữa ho, long đờm, chữa trúng hàn người lạnh toát.
  • Chữa trị đau bụng ở trẻ nhỏ, chân co rút.
  • Hỗ trợ trị phong thấp, nhức mỏi xương khớp.

Trong chế biến gỗ

Hạt cườm từ gỗ bồ đề dùng làm rèm cửa

  • Gỗ bồ đề được sử dụng trong ngành gỗ dán, gỗ diêm, bột giấy và làm nguyên liệu chế sợi nhân tạo.
  • Cây gỗ còn được sử dụng trong các công nghệ làm đồ thủ công mỹ nghệ, chế biến véc ni và chế biến một số loại sơn đặc biệt.
  • Gỗ bồ đề còn được ứng dụng trong công nghệ làm giấy viết và làm tăm.

Ý nghĩa của bồ đề trong phong thủy

Khi cây bồ đề mọc trước nhà, nó có thể giúp xua đuổi tà ma và mang đến may mắn. Đặc biệt, bồ đề là một loài cây có ý nghĩa thiêng liêng trong Phật giáo, đặc biệt là đối với các dân tộc ở Đông Nam Á.

Theo lời dạy của Đức Phật, trồng cây không chỉ mang lại bóng mát mà còn giúp thanh lọc không khí và bảo vệ trái đất, đó là một lợi ích cho tất cả mọi người và cho chính bản thân chúng ta.

Bài viết đã trả lời câu hỏi “Gỗ bồ đề có tốt không?”. Chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của cây gỗ bồ đề. Nếu bạn có nhu cầu setup nội thất văn phòng, hãy liên hệ với GSC Việt Nam thông qua hotline 0262.811.855 hoặc đến các văn phòng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.