Trồng hoa nhài trong nhà có nên hay không theo phong thủy

Hoa nhài, hay còn được gọi là hoa lài, với màu lá xanh mướt và những nhánh hoa trắng tinh khôi thơm dịu, đã trở nên rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là dân xứ Bắc Kỳ từ lâu. Tuy nhiên, việc trồng hoa nhài trong nhà theo phong thủy có nên hay không vẫn là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay.

1. Ý nghĩa của hoa nhài theo phong thủy

Theo quan niệm phong thủy, vạn vật đều được chia thành âm và dương, cây cối cũng vậy. Cây hoa nhài, với lá tròn và to, cây mọc hướng lên trên thuộc tính dương trong kinh dịch, được cho là loài cây đem tới vượng tài. Cây hoa nhài giúp gia chủ thu hút năng lượng tích cực, trừ xú uế, đem lại tài lộc, cải thiện các mối quan hệ trong gia đình. Hơn nữa, hương thơm tinh khiết của hoa nhài còn giúp gia chủ giảm căng thẳng, lo lắng, tạo cảm giác thư giãn và phấn chấn.

Nhài là một loại cây bụi nhỏ, có hình dáng đẹp, cành phân nhiều nhánh với chiều cao từ 30 – 100cm. Lá cây có màu xanh đậm, hoa trắng nhỏ xinh, cùng hương thơm dịu dàng, nên rất thích hợp để trồng làm cảnh trong nhà, phòng làm việc, công viên…

Hoa nhài đã từ lâu được người dân Việt Nam ưa thích và trồng phổ biến để trang trí trong nhà, cũng như thu hoạch hoa để ướp trà, tạo nên trà hoa lài tinh tế.

Hoa nhài là biểu tượng của tình yêu, sự tinh khiết và lòng trung thành. Ở Trung Quốc, hoa này thường xuất hiện trong các lễ cưới, đại diện cho tình yêu và sự chung thủy của các cặp vợ chồng.

Người Hindu gọi hoa nhài là “Ánh trăng của khu rừng nhỏ”.

Hoa nhài cũng là quốc hoa của nhiều quốc gia trên thế giới như Pakistan, Philippines, Pakistan, Indonesia, Tunisia.

Hoa nhài nên được trồng trong các tiểu cảnh nhỏ, ở ban công, gần cửa sổ hướng về phía nam của căn nhà. Trong sân vườn, cây cần được trồng ở phía bắc, phía đông hoặc đông bắc. Ngoài ra, hoa nhài cũng thích hợp để trồng trong phòng ngủ hoặc ban công phòng ngủ, bởi hương nhài có tác dụng kích thích tình cảm và tăng cường sức mạnh. Mặc dù trà hoa nhài không phải là dược liệu hàng đầu về tăng cường sinh lý, nhưng nó góp phần làm tình cảm trong mối quan hệ vợ chồng thêm nồng thắm và đặc biệt được yêu thích.

2. Cách trồng hoa nhài làm cảnh tại nhà

Theo phong thủy, hoa nhài rất thích hợp để trồng làm cảnh trong nhà. Nhưng liệu cách trồng những chậu hoa nhài xanh mướt ngát hương quanh năm có khó không?

Hoa nhài thích ở nơi có bóng râm, không chịu được nước đọng. Chúng phát triển tốt trên nền đất pha cát, nhiều mùn tơi xốp. Chúng không chịu được lạnh, do đó, việc trồng hoa nhài vào mùa xuân là lựa chọn tốt nhất để cây phát triển khỏe mạnh và chịu được những điều kiện khắc nghiệt.

  • Lựa cây giống: Khi chọn trồng hoa nhài trong nhà, chọn những cây giống khỏe mạnh, cành lá mập mạp xanh mướt, chiều cao từ 15 – 20 cm. Chọn giống nhài ta để có nhiều hoa, hoa nhỏ nhưng thơm hơn. Giống nhài lai hoa to, ít hoa và hương thơm không bằng nhài ta.

  • Làm đất trồng nhài:

    • Trồng nhài trong chậu: Chọn chậu thoát nước tốt, có kích thước vừa phải để đảm bảo cây không bị ngập nước. Đặc biệt, vì hoa nhài sinh trưởng khá nhanh nên chậu nhỏ sẽ không đủ dưỡng chất cho cây phát triển.
    • Trồng hoa nhài trong tiểu cảnh, sân vườn: Làm đất, tạo rãnh thoát nước để tránh tình trạng cây hoa nhài bị chết do ngập nước.
  • Tiến hành trồng cây: Bóc bỏ bao ươm của cây nhài sau khi mua về, sau đó trồng và lấp đất kín phần rễ đã cắm vào bầu.

  • Chăm sóc cây nhài: Trong thời gian đầu, cần tưới nước cho cây đủ ẩm để cây nhài phát triển tốt. Đối với cây nhài trồng trong chậu, cần để cây trong nơi có nửa râm nửa nắng. Đối với cây nhài trồng ngoài vườn, nếu trời nắng quá mức mà cây chưa bén rễ, cần làm giàn tre để tránh cây bị cháy nắng.

  • Khi cây hoa nhài đã bén rễ và mọc xanh, bạn có thể pha nước ure để bón cho gốc cây.

  • Trong mùa khô, cần chú ý giữ ẩm đất cho cây hoa nhài phát triển; trong mùa đông, nên hạn chế việc tưới nước hơn.

Ngoài cách trồng nhài bằng cây đã ươm sẵn, bạn cũng có thể trồng nhài bằng cách giâm cành. Cắt các đoạn cành bánh tẻ rồi giâm vào đất ẩm. Sau khoảng 20 – 25 ngày, cây sẽ bắt đầu bén rễ, và sau 2 – 3 tháng, bạn có thể tách cây ra và trồng riêng khi cây đã có chiều cao khoảng 15 – 20 cm.

3. Tác dụng của cây hoa nhài là gì?

Việc trồng hoa nhài trong nhà không chỉ mang ý nghĩa phong thủy mà còn đem lại nhiều tác dụng tốt cho đời sống và sức khỏe.

Không gì tuyệt vời hơn khi mỗi sáng thức dậy, bạn có thể thấy những bông hoa nhài nhỏ xinh, trắng muốt, tinh khiết còn đọng hơi sương và hít thở hương thơm dịu ngọt của hoa nhài, giúp tinh thần phấn chấn hơn để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả.

Cây hoa nhài không chỉ được sử dụng để trang trí không gian nhà vườn thêm xanh mát và căn nhà thêm hương thơm, mà còn được biết đến như một loại thảo dược.

Hoa nhài được sử dụng rộng rãi trong ướp trà xanh hương nhài hoặc sấy khô làm trà hoa nhài dùng riêng.

Theo Đông y, hoa nhài có vị ngọt, tính mát, có tác dụng trấn thống, thanh nhiệt, giải độc, giải biểu, tăng cường sức mạnh sinh lý, giúp cơ thể thư giãn, chữa đau đầu, ho, mất ngủ; tốt cho bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư. Rễ hoa nhài có vị cay ngọt, tính mát, có tác dụng trấn thống, gây tê, an thần. Các bộ phận khác của hoa nhài có thể được sử dụng riêng lẻ, hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác để tạo thành bài thuốc chữa trị bệnh.

Ngoài tác dụng làm thuốc, các sản phẩm mỹ phẩm từ hoa nhài cũng không còn xa lạ với chị em, như xà bông hoa nhài, nước hoa, tinh dầu hoa nhài.

Hiện nay, các sản phẩm từ cây hoa nhài được rất phổ biến trên thị trường như trà nụ hoa nhài, trà xanh hương nhài, trà túi lọc… Trong đó, trà nụ hoa nhài được đánh giá cao nhất vì trà giữ nguyên nụ hoa để giữ được hương vị và dược tính tự nhiên, đồng thời tránh được việc sử dụng hương liệu và pha độn thêm.

Vậy bạn định mua trà hoa nhài ở đâu để đảm bảo chất lượng nhất?

Trà nụ hoa nhài – Mẹ tự nhiên đảm bảo 100% là hoa nhài thiên nhiên, đảm bảo an toàn và chất lượng cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm một sự lựa chọn mới để làm xanh mát không gian sân vườn của mình và cảm nhận được hương thơm ngọt ngào từ hoa nhài.