Tổng hợp: Văn khấn cúng đất đai và cách chuẩn bị lễ tạ đất đầy đủ nhất

Từ xa xưa, chúng ta đã nghe câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, cho thấy đất đai luôn được coi trọng. Vậy nên, đầu năm hoặc cuối năm là thời điểm mà mỗi gia đình thường tổ chức lễ tạ đất, để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh cai quản mảnh đất chúng ta đang sinh sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng Homedy tìm hiểu văn khấn cúng đất đai, cách chuẩn bị lễ vật và cách thực hiện trong dịp quan trọng này nhé!

Ý nghĩa phong tục cúng đất đai của người Việt

Theo quan niệm xưa, hàng năm thường cúng đất đai để tạ ơn các vị thần linh đã cai quản, gìn giữ đất đai nơi chúng ta đang sống. Ngoài ra, cúng đất đai còn để tưởng nhớ ông bà tổ tiên và mong muốn tổ tiên sẽ luôn dõi theo phù hộ cho gia đình. Lễ cúng đất đai có ý nghĩa như việc gia chủ xin phép các vị thần linh, thổ công, thổ địa cho mình được tiếp tục sử dụng khu đất mà các ngài đang cai quản. Việc này nhằm cầu mong các vị thần linh phù hộ, giúp tránh khỏi những điều không may khi sinh sống ở khu đất đó.

Cúng tạ đất vào ngày nào?

Theo phong tục, lễ tạ đất thường được tổ chức vào đầu năm, cuối năm hoặc những dịp đặc biệt. Vậy thì cúng tạ đất vào ngày nào?

  • Nếu cúng đất đầu năm thì người ta thường chọn làm vào những một trong các ngày từ mùng 3 Tết đến hết tháng giêng âm lịch.
  • Nếu cúng vào cuối năm thì có thể làm chung với lễ ông Công ông Táo hoặc một trong những ngày từ sau rằm tháng Chạp đến trước ngày 23 tháng Chạp.
  • Còn nếu cúng đất đai trước khi xây hoặc sửa nhà thì gia chủ nên tham khảo ý kiến từ những người am hiểu về phong thủy để lựa chọn thời điểm thích hợp với tuổi của gia chủ.

Lễ vật cúng đất đai gồm những gì?

Mâm cúng đất phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình và phong tục của địa phương. Vì có những gia đình làm lễ đầu năm, cũng có những gia đình làm lễ cuối năm, nên mâm cơm cúng tạ đất cũng sẽ có một vài điểm khác nhau. Tuy nhiên, khi sắm lễ tạ đất hay cúng đất đầu năm, gia chủ cần chuẩn bị những thứ cơ bản như sau:

  • Hoa tươi: chọn những bông hoa tươi, không bị dập nát hay úa, có màu sắc tươi sáng như hoa cúc, hoa lay ơn, hoa huệ…
  • Trái cây: chọn những loại quả tươi, ngon không bị dập nát. Tùy vào các thức quả khác nhau của địa phương mà gia chủ lựa chọn cho phù hợp.
  • Đèn cầy/nến, nhang thơm.
  • Gạo, muối.
  • Rượu trắng, bia, nước ngọt, nước lọc.
  • Thuốc lá và trà.
  • Trầu cau.
  • Chè, xôi, cháo trắng.
  • Gà luộc hoặc một chiếc chân giò lợn luộc.
  • Một số loại bánh kẹo bày vào 1 chiếc đĩa to.

Văn khấn cúng đất đai ngắn gọn, mới nhất

Thông thường, dù cúng tạ đất trong nhà hay ngoài sân, bài văn khấn cúng đất đai đều có nội dung tương tự. Cúng đất đai không cần quá cầu kỳ, quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính của gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Văn khấn đất đai

Sau đây là bài văn cúng đất đai:

“Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con kính lạy:………. (điền thông tin gia chủ)
Quan đương xứ thổ địa chính thần.
Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.
Hôm nay là ngày……tháng……năm……, nhằm tiết ……………………….
Chúng con là:…………………………………………………………………….
Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hoa quả, hương hoa phù tửu lễ bạc tâm thành trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.
Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến được đây để an cư lạc nghiệp. Đội ơn thần linh Thổ địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành cũng như khí xung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Phù hộ cho chúng con trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe. Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Chúng con cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức cho chúng con.
Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, cũng như đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc và cho nhân vật hưng long.
Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩu tâm thành.
Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.
Cẩn cáo!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!”

Văn khấn tạ đất

Sau đây là bài văn khấn lễ tạ đất cho các gia chủ:

“Hôm nay là ngày ……….. tháng …. năm ….
Gia chủ chúng con xin dâng hương hoa quả, gạo muối, giấy tiền vàng bạc, bánh kẹo, …. thành tâm cúng cho các Chư Thần, Ông Bà, các vị khuất mày khuất mặt, cô bác đất đai trong khu vực này.
Vậy chúng con xin tất cả các Chư Thần, Ông Bà, các vị khuất mày khuất mặt, cô bác đất đai trong khu vực này thọ nhận chứng minh ủng hộ cho gia chủ chúng con.
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh (đọc thành 3 lần)
Mô Phật - Lễ vật của gia chủ có điều gì sơ sót, gia chủ xin tất cả các Chư Thần, Ông Bà, các vị khuất mày khuất mặt, cô bác đất đai trong khu vực niệm tình, hoan hỉ tha thứ.
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát (đọc thành 3 lần)
(bài cúng này nguyện đọc thành 2 lần)
Khi nhang sắp tàn thì đọc tiếp
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát (đọc thành 7 lần)
Mô Phật - Lễ cúng tới đây đã kết thúc. Gia chủ xin tất cả các Chư Thần, Ông Bà, các vị khuất mày khuất mặt, cô bác đất đai trong khu vực ở đâu trở về đó, và cho gia chủ xin cáo thỉnh lễ vật.
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh (đọc thành 3 lần)” 

Lưu ý:

  • Lễ cúng đất đai thường được làm ngoài trời, nhưng nếu không có điều kiện thì gia chủ hoàn toàn có thể đọc bài văn khấn cúng đất đai trong nhà như trên.
  • Trước khi tiến hành cúng bái tổ tiên, gia chủ cần thay rửa sạch sẽ và mặc quần áo lịch sự để thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần linh.
  • Luôn giữ thái độ tôn nghiêm, thành kính trong quá trình đọc văn khấn thổ thần đất đai vì như vậy mới mang lại nhiều may mắn và suôn sẻ cho gia đình gia chủ.
  • Nếu gia chủ ghi văn khấn lễ tạ đất ra giấy để đọc thì nên cầm trên tay và không để bài văn khấn xuống đất để thể hiện sự không tôn trọng đối với các vị thần linh.

Cách cúng tạ đất đai
Cách cúng đất đai cơ bản gồm những bước sau:
Bước 1: Chọn ngày đẹp để làm lễ cúng đất/lễ tạ đất
Gia chủ có thể chọn các ngày trong khoảng thời gian đã được nêu ở phần trên. Tuy nhiên, để việc cúng đất được thuận lợi và suôn sẻ, gia chủ nên tham khảo ý kiến của những người am hiểu về tâm linh để chọn ngày phù hợp với cung mệnh của mình.
Bước 2: Sắm lễ vật, chuẩn bị mâm cúng đất
Gia chủ hãy mua sắm những lễ vật cơ bản như đã liệt kê ở trên, có thể chuẩn bị thêm một số đồ lễ khác phù hợp với phong tục địa phương và điều kiện của bản thân.
Bước 3: Bày mâm cúng đất
Bước 4: Đọc văn khấn cúng đất và hạ lễ để thụ lộc.

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến cúng, lễ tạ đất đai
Cúng tạ đất ở trong nhà hay ngoài trời?
Thông thường, cúng tạ đất được thực hiện ngoài trời. Tuy nhiên, đối với các gia đình không có sân, mặt sân không đủ rộng, sống tại chung cư hoặc điều kiện thời tiết không cho phép, có thể làm lễ cúng trong nhà. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính của gia chủ.
Cúng tạ đất có cần sớ cúng không?
Theo tìm hiểu của Homedy, sớ cúng không được đưa vào danh sách đồ cần chuẩn bị. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu của gia chủ, có thể viết sớ để việc cúng đất đủ đầy và yên tâm hơn.
Mâm cơm cúng tạ đất làm chay có được không?
Ngoài mâm cơm cúng tạ đất mặn như truyền thống, theo các chuyên gia tâm linh, có thể cúng bằng cỗ chay. Cúng bằng cỗ chay thể hiện sự thanh bạch và cao quý muốn dâng lên thần linh và tổ tiên. Cúng đồ chay cũng giảm chi phí và vẫn thể hiện được lòng thành với tổ tiên và các vị thần linh.
Nói tóm lại, mâm lễ cúng giao thừa chuẩn bị đồ chay hoặc đồ mặn tùy thuộc vào sở thích và khẩu vị của từng gia đình, quan trọng là thể hiện được lòng thành và tôn kính.

Cúng đất đai là một trong những nghi lễ quan trọng trong cả năm. Hy vọng qua bài viết này, Homedy đã giúp bạn chuẩn bị lễ cúng đất đai một cách chu đáo nhất, để luôn may mắn và suôn sẻ.

Loan Nguyễn