Bài văn khấn Rằm tháng Giêng 2024: Nuôi dưỡng truyền thống tâm linh

Những bài văn khấn Rằm tháng Giêng 2024 chuẩn nhất

Mâm cúng Rằm tháng Giêng 2024 như thế nào?

Trong lễ cúng Rằm tháng Giêng 2024 tại gia đình, nhiều người chỉ chuẩn bị một mâm cỗ trên bàn thờ chính để mời gia tiên và thần linh thụ hưởng. Một số gia đình sẽ chuẩn bị mâm lễ để cúng cả trong nhà và ngoài trời vào giờ Ngọ.

Tuy nhiên, nếu không có điều kiện và không muốn phức tạp, chỉ cần soạn một mâm lễ giản dị, điều quan trọng nhất vẫn là thành tâm. Cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy đủ mà gia đình nên “tùy tiền biện lễ”, dựa vào tình hình kinh tế và số lượng thành viên trong gia đình để chuẩn bị phù hợp.

Lưu ý: Nhà ít người không nên chuẩn bị quá nhiều món và mâm cỗ, nếu không thể thụ lộc hết sẽ rất lãng phí.

1. Cúng trong nhà

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2024 theo truyền thống gồm: Thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, xôi gấc có màu đỏ, được cho là mang lại may mắn cho gia đình trong năm mới. Các món giò, chả, rau xào… thường cũng có mặt trên mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày Rằm tháng Giêng. Ngoài ra, gia đình cũng chuẩn bị hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.

2. Cúng ngoài trời

Đây là lễ cúng nhằm tri ân trời đất, thần tiên, Phật thánh và các vị anh hùng dân tộc. Nếu không có sân thì có thể bày lễ ở giữa nhà hoặc sân thượng.

Nếu có điều kiện, ở ngoài trời, có thể đặt 4 bàn lễ ở 4 hướng: Hướng Bắc để thờ Thượng đế; hướng Nam để thờ các vị thần; hướng Tây để thờ Phật; hướng Đông để thờ các vị anh hùng có công với dân với nước.

Mâm lễ theo truyền thống gồm: Gà trống trắng luộc chín, thịt dê hấp, một đĩa xôi đỏ, một đĩa hoa quả, 99 thuyền vàng, 99 thỏi vàng, 99 lá vàng (không cúng tiền âm phủ), 3 chén rượu trắng, đỏ, vàng… 3 chén trà hương vị khác nhau.

Mỗi bàn lễ đốt 5 ngọn nến và thắp 9 nén nhang.

Riêng lễ thờ Phật, làm cơm chay, không có tiền vàng và rượu. Trên các bàn lễ, nếu có lọng che thì rất tốt.

Khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2024

Dưới đây là một số khung giờ đẹp để cúng Rằm tháng Giêng 2024 mà gia chủ có thể tham khảo:

  1. Giờ đẹp cúng vào ngày 14 tháng Giêng:
  • Giáp Thìn (7h-9h)
  • Bính Ngọ (11h-13h)
  • Đinh Mùi (13h-15h)
  • Canh Tuất (19h-21h)
  1. Giờ đẹp cúng vào ngày chính rằm tháng Giêng:
  • Ất Mão (5h-7h)
  • Mậu Ngọ (11h-13h) được coi là đẹp nhất
  • Canh Thân (15h-17h)
  • Tân Dậu (17h-19h)

Bài văn khấn cúng Rằm tháng Giêng 2024 chuẩn nhất

1. Bài văn khấn số 1

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ……

Ngụ tại: ……..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. 4 mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong, con vái 3 vái.

2. Bài văn khấn số 2

Duy!

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đệ ngũ thập …niên, …nguyệt, …nhật. …tỉnh, ……huyện,……xã (phường), …thôn.

Tín chủ chúng con là: … cung thừa phụ mẫu mệnh cập chư thúc mệnh, hiệp dữ bào đệ, tỷ muội, nội ngoại, tử, tôn, hôn, tế đẳng đồng gia gia kính bái.

Tư nhân: Lễ Nguyên tiêu (15 tháng 1).

Cẩn dĩ: Hương đăng (hương đèn nến), trà tửu (chè rượu), quả phẩm (hoa quả), phù lưu (trầu cau), trư nhục (thịt lợn), tư thành (xôi), hàn âm (gà), tỉnh quả (bánh trái), kim ngân minh y (vàng mã), đẳng vật chi nghi (các thứ khác), cung trần bạc tế.

Kính thỉnh: Bản gia đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, bản đường tiên thánh, tiên sư, bản viên thổ công, bản gia ngũ tự tôn thần đồng lai giám cách.

Hiển: Tiên Tổ khảo, Tiên Tổ tỷ (trên kỵ) Cao Tổ khảo, Cao Tổ tỷ (kỵ) Tằng Tổ khảo, Tằng Tổ tỷ (cụ) Tổ khảo, Tổ tỷ (ông, bà) Khảo, Tỷ (cha, mẹ) Liệt vị chư tiên linh.

Kính kỵ: Tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cập chư phụ vị, thương vong tòng tự, đồng lai hâm hưởng.

Tọa tiền viết: Trung nguyên lãnh tiết – Đại xá vong linh – Cung trần phỉ lễ – Thức biểu vi thành.

Cẩn cáo! (lạy 3 lạy)